BỔ TÂM HOÀN Viện YHCT TP Hồ Chí Minh
Giúp trợ tim, dưỡng tâm, an thần, ngủ ngon giấc
Bổ tâm hoàn viện YHCT Hồ Chí Minh
Là cơ quan đầu ngành về Y học cổ truyền của TP HCM và các thành miền Nam, Tây Nguyên, Viện Y học cổ truyền đã không ngừng đầu tư đổi mới, nâng chất hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để mang lại dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, hiện đại hóa công tác khám, chữa bệnh.
Đặc biệt vào ngày 20//2023, khoa dược của Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM đã được Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GMP-WHO). Đây là bệnh viện y học cổ truyền đầu tiên của cả nước có dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
Do vậy, Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM là đơn vị sản xuất các vị thuốc cũng như thành phẩm thuốc y học cổ truyền đạt chất lượng để phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân, tạo điều kiện phát triển nền y học cổ truyền nước nhà.
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: BỔ TÂM HOÀN
Đóng gói: Hộp 2 gói x 10 viên hoàn mềm/gói
Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM
Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
Thành phần
Liên nhục, Táo nhân, Nhãn nhục, Sa nhân, Trần bì
Liên nhục
Liên nhục (hay hạt sen) có hình bầu dục, màu xanh lá khi còn tươi, ở giữa hạt sen chứa tim sen. Hạt sen khi thu hoạch phải tiến hành lột vỏ ngay, vì khi còn tươi vỏ còn mềm dễ lột, để qua một ngày vỏ khô cứng sẽ khó bóc hơn nhiều. Theo y học cổ truyền, Liên nhục có vị ngọt, tính bình. Có rất nhiều công dụng như chữa di tinh, mộng tinh, chữa hồi hộp mất ngủ, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng, chậm tiêu. Theo y học hiện đại, Liên nhục có công dụng chống oxy hóa cao, kháng viêm, hạn chế cơn đau, chống thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp, ức chế sự co thắt, chống lại hoạt động bất thường của tim.
Táo nhân
Táo nhân có nguồn gốc từ loại táo chua (hay là táo ta) – một loại trái cây mà chúng ta vẫn thường ăn. Táo nhân được lấy từ nhân nằm phía trong hạt táo chua, nhân này đem phơi khô gọi là táo nhân. Sử dụng những nhân hạt to, dày và còn nguyên vẹn không bị sâu đục, vỏ táo nhân có màu nâu tím hoặc hồng tía để làm dược liệu bào chế thuốc. Theo Y Học Cổ Truyền, Táo nhân có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh tâm, can, đởm và tỳ. Có tác dụng giúp an thần, trị chứng mất ngủ, trị huyết hư, đổ mồ hôi trộm. Theo y học hiện đại. Táo nhân giúp giảm đau, an thần, hạ huyết áp, chống tình trạng bị rối loạn nhịp tim.
Nhãn nhục
Nhãn nhục (hay long nhãn) là giống cây ăn quả lâu năm, chủ yếu sinh trưởng tại các khu vực có khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa và vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam ta. Hiện tại ở nước ta có rất nhiều loại nhãn khác nhau và thường được dùng để làm thực phẩm như nấu chè. Bên cạnh là món ăn bổ dưỡng hàng ngày thì chúng còn là một vị thuốc điều trị bệnh hiệu quả được cả Đông y và y học hiện đại ứng dụng. Nhãn nhục có những công dụng như trị chứng ho khàn, ho có đờm, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng, ủng cố sức đề kháng và giúp mạch máu đàn hồi, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Sa nhân
Sa nhân là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, dưới tán cây râm mát, là loài thân thảo. Cây Sa nhân nhìn gần giống như cây riềng nhưng rễ của nó không phát triển thành củ mà bò lan dưới lớp đất mỏng. Hoa màu trắng, đốm tía, mọc thành chùm. Lá mọc so le có bẹ dài, quả cuống ngắn có gai, hình tròn. Theo y học cổ truyền, Sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai,…
Trần bì
Trần bì (vỏ quýt chín) là vị thuốc đầu tay trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Từ ngàn năm trước, Trần bì đã được sử dụng rộng rãi trong Đông Y để điều trị buồn nôn , nôn, khó tiêu , thiếu máu, tiêu chảy, ho, long đờm,… Ngoài Trần bì còn có Thanh bì cũng là vị thuốc lấy từ vỏ cam quýt nhưng là loại còn non, xanh và tác dụng cũng khác nhiều so với Trần bì. Theo y học cổ truyền, Trần bì có vị cay đắng, tính ôn, quy vào kinh Phế, Can, Tỳ, Vị. Có công dụng giúp lý khí điều trung, táo thấp hóa đàm. Chủ trị tỳ vị khí trệ, khí hư, đầy bụng ăn không tiêu, phế khí mất tuyên thông.
Công dụng – Chỉ định của Bổ tâm hoàn
Giúp trợ tim, dưỡng tâm, an thần
Hỗ trợ ăn ngủ ngon hơn
Chủ trị: Điều trị suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoa mắt, chóng mặt.
Cách sử dụng sản phẩm
Người lớn: Uống từ 1-2 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 viên.
Trẻ em ≥ 6 tuổi: Uống 1-2 lần/ngày, mỗi lần 0,5-1 viên.
Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia có chuyên môn.
Sử dụng nhai trực tiếp hoặc uống với nước ấm.
Cách bảo quản sản phẩm
Để nơi khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ không quá 30
Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ