HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ HOÀN – Viện Y học cổ truyền Quân đội
Giúp hoạt huyết, trục ứ.
Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não. Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp. Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.
Thông tin sản phẩm
Tên gọi: Huyết phủ trục ứ hoàn
Đóng gói: Hộp 10 viên hoàn mềm x 8,5 g/viên
Đơn vị sản xuất: Viện YHCT Quân đội
Số 442, Kim Giang, Đại Kim, Hà Nội
Công dụng
– Hoạt huyết, trục ứ. Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não.
– Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp.
– Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.
Chống chỉ định và lưu ý
Huyết phủ trục ứ thang chống chỉ định trong thai kỳ, đang dùng thuốc chống đông (như aspirin, clopidogrel, warfarin, heparin…).
Người có tiền căn bệnh rối loạn đông máu.
Người đang bị xuất huyết dạ dày.
Liều dùng
Ngày uống 1 viên/ lần x 2 lần/ngày. Một hộp dùng được trong 5 ngày.
Thành phần Huyết phủ trục ứ hoàn viện y học cổ truyền Quân đội
Đào Nhân (0,72 gr) Sài hồ (0,72 gr)
Ngưu tất (0,72 gr) Sinh địa (0,72 gr)
Hồng hoa (0,72 gr) Chỉ xác (0,72 gr)
Cát cánh (0,72 gr) Xuyên khung (0,72 gr)
Đương quy (0,72 gr) Cam thảo (0,72 gr)
Xích thực (0,72 gr) Tá dược vừa đủ (0,72 gr)
Công dụng của thành phần:
Đào Nhân (0,72 gr) :
Đào nhân có tác dụng đối với huyết mạch trong cơ thể: cồn được chiết xuất từ đào nhân có tác dụng trong chống đông máu nhưng yếu, giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu, ức chế sự ngưng tụ trong máu, co hồi tử cung, có tác dụng rất tốt trong cầm máu đối với sản phụ sinh con đầu.
Đào nhân có tác dụng nhuận tràng do thành phần dầu lipid có trong đào nhân chiếm đến 45%
Thực nghiệm cho thấy nước sắc từ hạt đào nhân có tác dụng kháng viêm ở giai đoạn đầu đối với động vật.
Nước sắc từ đào nhân cũng có tác dụng giảm ho khá
Sài hồ (0,72 gr):
Thuốc có công dụng an thần, giải nhiệt, ức chế vi khuẩn lao, kháng virus bại liệt, virus cúm và tác dụng chống viêm tương tự corticoid.
Sài hồ giúp hạ mỡ trong máu, lợi mật và bảo vệ gan.
Nước sắc từ dược liệu làm tăng khả năng tổng hợp protein, tăng cường miễn dịch đối với chuột thực nghiệm.
Ngoài ra, nước sắc từ sài hồ còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, virus cúm, phẩy khuẩn thổ tả, cầu khuẩn tan huyết, vi trùng sốt rét, virus gây viêm gan,…
Ngưu tất (0,72 gr) :
Giảm sức căng ở tử cung của chuột bạch.
Làm tăng co bóp tử cung trên thỏ, mèo có chửa.
Ở chó, cao lỏng ngưu tất lúc đầu làm co bóp tử cung, sau thì lại làm dịu.
Giảm huyết áp động mạch ở động vật đã được gây mê .
Làm tim ếch co bóp yếu.
Ức chế khả năng co bóp ở khúc tá tràng.
Sinh địa (0,72 gr):
Bổ thận, bổ máu, chữa hư lao, làm mát máu, thông huyết mạch;
Trị ho lâu ngày và rối loạn thực vật do lao;
Trị sốt cao kéo dài và mất nước;
Thải độc cơ thể, trị mụn nhọt, viêm họng;
Trị chảy máu do sốt nhiễm trùng (ho ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu);
Trị táo bón do tạng nhiệt hoặc do sốt cao mất nước;
An thai nếu sốt nhiễm trùng gây động thai.
Hồng hoa (0,72 gr):
Loại bỏ thai lưu trong bụng: Hồng hoa đun với rượu xong uống. Hoặc kết hợp hồng hoa cùng rễ cây gấc, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, sắc nước rồi chế thêm đồng tiện.
Chữa huyết vận lên tim: Hồng hoa 40g, sắc cùng rượu và đồng tiện.
Dưỡng huyết: Hồng hoa cân 2g, sắc uống.
Ứ máu, thông kinh: Hồng hoa 6 – 8g, sắc hoặc ngâm rượu để dùng.
Chữa đau bụng với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tắc kinh lâu ngày: Hồng hoa, tô mộc, nghệ đen, đều 8g sắc, rồi cho thêm một chén rượu.
Chỉ xác (0,72 gr):
Phá trệ khí, táo thấp, khử đờm, tiêu thực, thư trường vị.
Hoạt khiếu, tả đờm, tả khí (theo Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Hành trí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống và qua đường đại tiện (theo Trung Dược Học).
Khai đạo kiên kết, tả vị thực, tiêu đờm trích, thông tiện bí, khứ đình thủy, phá kết hung (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Tiêu dính, tả đờm, phá khí, trừ bỉ tích, hành khí (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cát cánh (0,72 gr) :
Trừ hàn nhiệt, tiêu cốc, trường vị, hạ cổ độc, lợi ngũ tạng và bổ khí huyết, lợi hầu yết thống, ôn trung.
Chỉ khái, khử đờm, bài nùng và đề phế khí.
Khử tích khí, trừ phúc trung lãnh thống, phá huyết và tiêu đờm.
Tiêu nùng, tán tà, tuyên thông phế khí.
Ngoài ra, cát cánh chủ trị khàn tiếng do họng sưng đỏ, tắc tiếng và có kèm theo ho có đờm, phế ung. Đồng thời, trị đau họng, đau sườn, ho do phòng tà ở phế, đau ngực, nôn ra mủ máu.
Xuyên khung (0,72 gr):
Thuốc giảm đau: Có khả năng làm giảm cường độ của các tín hiệu đau.
Kháng khuẩn: Chống lại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Pseudomonas aeruginosa, thương hàn, vi trùng lỵ và sinh mủ.
Chống nấm: Tiêu diệt nấm bằng cách phá vỡ thành tế bào của nấm.
Thuốc an thần: Cây xuyên khung giúp bệnh nhân giảm lo lắng và gây ngủ, làm dịu người.
Phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, giảm mức cholesterol trong huyết thanh cũng như mật độ lipoprotein và mức độ xơ vữa động mạch.
Cây xuyên khung tác dụng ức chế hình thành huyết khối tiểu cầu.
Phthalide trong cây xuyên khung bảo vệ chức năng nội mô khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ và cải thiện tình trạng tưới máu cơ tim.
Đối với mạch máu não: Làm giảm phù não và tăng lưu lượng máu não. Nhờ vậy, nó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng đau nửa đầu, điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Tác dụng hạ sốt, chống viêm.
Đương quy (0,72 gr) :
Là vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.
Chủ trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, mụn nhọt.
Cam thảo (0,72 gr):
Nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất giúp làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể , nhanh chữa lành vết loét.
Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Xích thực (0,72 gr) :
Giảm đau, thanh nhiệt, kích thích lưu thông khí huyết, điều kinh;
Dược liệu dùng tươi có công dụng tán tà, hàm huyết;
Dược liệu sao tẩm rượu giúp cầm máu, chữa chảy máu cam, chống thổ huyết;
Dược liệu sao tẩm giấm có công dụng trị bế kinh, đau bụng.
Ngoài ra, xích thược còn được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác giúp điều trị các chứng bệnh như đau thắt ngực do bệnh mạch vành, đau nhức xương khớp, nhọt sưng ở vú, loét dạ dày, mắt đỏ do nóng gan, chấn thương tụ máu, đau mắt đỏ có kéo màng…
Tá dược vừa đủ (0,72 gr)
Đối tượng sử dụng:
Người bị đau đầu, mất ngủ thiểu do thiếu máu lên não.
Phụ nữ bị đau bụng kinh (thống kinh).
Phụ nữ bị mất kinh lâu ngày (bế kinh).
Các trường hợp gặp các vấn đề về xương khớp.
Các trường hợp huyết áp thấp và thiếu máu.
Hướng dẫn sử dụng:
Uống 1 hoàn mềm/lần x2 lần/ngày.
Uống vào sáng và tối sau bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang
Theo Đông y, sự sống, trí lực và thể lực của con người được duy trì khoẻ mạnh là bởi khí huyết lưu thông. Nếu cơ thể không đủ số lượng máu cần thiết để cung cấp, không đủ khí lực cần thiết để bơm lượng máu ít ỏi đó nuôi dưỡng các tế bào ở xa thì không thể khỏe mạnh.
Huyết ứ ở đâu, các tổ chức của cơ thể ở đó sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ. Tế bào bị tổn thương và chết khiến ta có cảm giác đau đớn, thậm chí lâu ngày tế bào đó biến thành khối ung thư. Đặc biệt, ở não huyết ứ gây nên tình trạng thiếu máu lên não khiến đau đầu, choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, hay quên.
Y học cổ còn lưu truyền bài thuốc cổ phương “huyết phủ trục ứ thang” nổi tiếng gồm 11 dược liệu: Đương qui, Đào nhân, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Xuyên ngưu tất, Sinh đại hoàng, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung, Cam thảo với tác dụng hoạt huyết hoá ứ, hành khí chỉ thống hiệu quả trong điều trị các chứng huyết ứ trong các bệnh lý mạch máu não, thiếu ngủ, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu.
Lưu ý khi sử dụng Huyết phủ trục ứ hoàn