SƠN DƯỢC

SƠN DƯỢC

Sơn dược là một loại thực phẩm vừa là một vị thuốc được dùng khá rộng rãi ở trong Y Học Cổ Truyền từ lâu đời nay. Dược liệu quý này được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, liệt dương, tiểu đường, thận khí hư và viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra vị thuốc này cũng có công dụng tăng cường sinh lực giúp hồi phục thể trạng sau khi ốm.

sơn dược

Tên khoa học và tên khác: Dioscorea opposite, thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae); Có tên gọi khác là Củ mài, Thự dự, Khoan mài, Sơn dược.

Phân bố: Cây sơn dược chủ có ở các nước Đông Á và Đông Nam Á. Ở nước ta cây đặc biệt phổ biến ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh…

Đặc điểm thực vật

Cây sơn dược là một loại cây leo có đặc điểm là thân nhẵn, hơi dốc và mỗi cây có khoảng 1-2 rễ là củ. Loại cây này dài khoảng 25-50 cm, có hình trụ tròn. Lá ra đối xứng, một số cây có lá mọc xen kẽ, lá đơn, phiến hình trái tim, lá rộng 6-8cm, dài 8-10cm, cuống dài 1,5-3cm. Hoa nở từ tháng 5-7, màu vàng. Thời kỳ đậu quả là từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Qủa nang có 3 mặt và rộng khoảng 2cm.

Thu hái và chế biến

Thu hoạch củ sơn dược vào khoảng cuối mùa đông và đầu mùa xuân (thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), rửa sạch, cạo vỏ, bỏ vào lò hun lưu huỳnh (lò diêm sinh) 2 ngày đêm, sau đó phơi nắng cho thật khô.

Sau khi đem củ về rửa sạch, gọt vỏ rồi chế biến bằng cách ngâm với nước phèn chua khoảng 2-4 giờ để khử chất nhớt (10 g phèn chua trong 1 lít nước). Sấy lưu huỳnh liên tục khoảng 3 ngày đêm đến khi củ khô, vớt ra ngâm nước, rửa sạch rồi phơi gần khô hẳn, đem gọt vỏ lăn thành hình trụ tròn. Tiếp tục sấy lưu huỳnh 1 ngày đêm nữa đến khi củ khô, phơi tiếp gần khô thì sấy lưu huỳnh 1 ngày đêm nữa (độ ẩm không quá 10%).

Sau khi chế biến, Sơn dược có hình trụ tròn dài 8-20 cm, mặt ngoài trắng hay vàng nâu, vết bẻ có nhiều khía, không có gân, cứng, không mùi vị. Chọn củ to trắng, rửa sạch rồi đồ hoặc ủ thật mềm, xắt miếng hoặc bào mỏng, phơi khô để dùng (dùng tươi). Nếu dùng chín, đem sao vàng nhỏ lửa cho đến khi dược liệu có màu vàng đều. Sơn dược tốt phải có màu trắng bóng, không vàng, chất củ cứng, không nhớt, không có vết lỗ chỗ, không bị sâu nhọt.

Thành phần hóa học

Sơn dược có thành phần protein 6,75%, glucose 63,25%, chất nhầy 2,8%, chất béo 0,45%, choline 2,75%, allantoin 3,0%, Dioscine 3,0%, Sapotoxin 3,0% và dopamine 2,75%,…

Công dụng Theo đông y

Công dụng: Giảm khát, bổ thận, bồi bổ cơ thể, bổ phổi, dưỡng vị và bổ tỳ.

Chủ trị: Tăng cường sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, chữa viêm ruột mãn tính, kém ăn, hen suyễn do phổi tổn thương, tiêu chảy lâu ngày, bạch đới, di tinh, di tiểu, tiểu đường.

Với vô số đặc tính có lợi, cây sơn dược đã trở thành một thành phần phổ biến trong nhiều bài thuốc có sẵn trên thị trường. Một sản phẩm đặc biệt đã thu hút được nhiều sự quan tâm và mang lại những lợi ích vượt trội đó là VÂN NAM BẠC DƯỢC. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm này, vui lòng bấm vào đây.

0961684655