Viên uống SOTININ- Phòng và điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu
Sản phẩm của Viện dược liệu trung ương
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: SOTININ
Quy cách đóng gói: 30 viên/lọ
Xuất xứ: Viện dược liệu trung ương
Thời gian sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
Thành phần của Sotinin – Viện Dược liệu Trung ương
Bạch Truật 282 mg Kim tiền thảo 376 mg
Bạch Linh 282 mg Quế chi 94 mg
Trư linh 282 mg Kê nội kim 282 mg
Trạch tả 282 mg Cối xay 940 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Quế chi
Cây quế chi (tên khoa học là Cinnamomum cassia) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Lauraceae. Loại cây này có nhiều cái tên khác nhau như nhục quế, quế thanh, quế đơn, quế bì, liễu quế,… Cây quế chi có mùi thơm và hương vị độc đáo, được coi là một loại gia vị góp phần làm tăng thêm mùi hương của món ăn. Ngoài ra, loại cây này còn được xem bài thuốc quý có thể chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cây quế chi được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay, loại cây này không chỉ phổ biến rộng rãi ở trong nước, mà đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Theo các nghiên cứu, tinh dầu trong loại cây này chủ yếu là aldehyd cinnamic. Có một số công dụng nổi bật như: làm sạch răng miệng, trị cảm mạo, phong hàn, mạch phù hoàn, cơ thể ra mồ hôi nhiều, điều trị ho hen có đờm, tim đập nhanh, mắt mờ,…
Kê nội kim
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, người ta thường mổ mề gà, bóc lấy lớp màng bên trong rồi rửa sạch phơi khô làm thuốc. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, rất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng. Dược liệu dễ bị vụn nát và mối mọt, vì vậy nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, đồng thời tránh để vật nặng lên khiến dược liệu vỡ, nát. Có thể thu hoạch Kê Nội Kim quanh năm cho nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tiêu thức ăn, kiện tỳ, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột…
Cối xay
Cây cối xay có tên khoa học là Abutilon indicum và thuộc họ Bông (Malvaceae). Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1 -1,5m, có lông mềm hình sao. Thu hái cây vào mùa hè thu, đem phơi hay sấy khô; có thể thành bột để dùng dần. Cây cối xay phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm thuốc. Phần phía trên mặt đất, rễ và hạt của cây cối xay được dùng để làm thuốc. Theo đông y, Cây Cối xay có vị ngọt, tính bình, vào các kinh tâm, đởm. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu. Lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích. Vỏ làm se và lợi tiểu. hạt có tác dụng kích dục, nhuận tràng và làm dịu kích thích. Nước hãm rễ có thể giảm sốt.
Bạch truật
Bạch truật là loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc dân gian với nhiều công dụng khác nhau. Bạch truật là loài cây sống lâu năm, thân thảo, có rễ phát triển lớn. Cây Bạch truật có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được di thực vào Việt Nam. Phần thân rễ của cây Bạch truật được sử dụng làm thuốc. Theo các tài liệu từ Đông y, Bạch truật có tác dụng: Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hân, an thai. Tác dụng trong y học hiện đại, Bạch truật giúp tăng thể trọng và sức đề kháng của cơ thể, xúc tiến quá trình tổng hợp protein ở ruột non, làm tăng cao IgG trong huyết thanh, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, tăng lượng bạch cầu.
Bạch linh
Bạch Linh còn có tên gọi khác là Bạch Phục Linh, là phần sử dụng của nấm Phục linh, còn gọi là Nấm lỗ, mọc ở rừng thông có đất tơi xốp, pha cát và dễ thấm nước. Nấm bạch linh được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Vào năm 1977 nấm Bạch linh được tìm thấy tại Đà Lạt ở Việt Nam nhưng số lượng hạn chế và chưa được khai thác nhiều. Bạch linh mà chúng ta hay dùng là loại có mặt cắt màu trắng, ngoài ra còn có xích phục linh (màu hồng xám) và Phục Thần (loại có rễ thông xuyên vào giữa). Trong đông y, Bạch linh với công năng chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém; an thần, trấn kinh, trị mất ngủ. Theo tác dụng dược lý, Bạch linh có tác dụng chống viêm, điều hoà miễn dịch, chống ung thư, trị tiểu đường,…
Công dụng Sotinin viện dược liệu TW
Phòng và điều trị sỏi đường tiết niệu như: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang.
Bệnh viêm đường tiết niệu như đái buốt, đái dát, đái ra máu.
Liều dùng – Cách dùng Sotinin Viện dược liệu TƯ
Tống sỏi ra ngoài: Ngày uống 3 lần, 2 viên/lần.
Phòng bệnh sỏi tiết niệu: Ngày uống 2 lần, 1 viên/lần.
Điều trị viêm: Ngày uống 3 lần, 2 viên/lần.
Uống nhiều nước cùng với thuốc và uống trước khi ăn
Đối tượng không sử dụng Sotinin
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.