Viên thấp khớp yhct HCM
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: VIÊN THẤP KHỚP.
Đóng gói: 100 viên/lọ.
Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM.
Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần
Cao đặc quy về khan 174,9 mg tương ứng với:
Tang ký sinh 147 mg | Cầu tích 147 mg |
Tục đoạn 147 mg | Ngưu tất 73,5 mg |
Bột dược liệu 311,5 mg tương ứng với:
Thiên niên kiện 147 mg
Nhũ hương 91 mg
Thương truật 73,5 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Thương truật
Thương truật có tên khoa học là Atractylodes lanceae Asteraceae, là một loại cây sống khá thọ nên được xếp vào nhóm cây sống lâu năm. Rễ cây Thương truật có xu thế mọc thẳng, phiến lá mọc so le nhau và gần như không nhìn ra cuống. Cây thương truật là một loại cây rễ củ nên phần rễ hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, rễ của cây Thương truật sẽ được chọn để dùng làm nguyên liệu chế biến thành thuốc và cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh nấm mốc phá hoại. Khi sử dụng Thương truật sẽ có vị cay và đắng và có một số công dụng dược lý rất phổ biến. Theo các nghiên cứu của khoa học hiện đại, Thương truật có những công dụng như làm ổn định đường huyết, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng chức năng hệ niệu cơ quan sinh dục.
Ngưu tất
Ngưu tất còn có các tên gọi khác như Cỏ xước, bách bội, ngưu tịch, hoài ngưu tất, xuyên ngưu tất, ngưu kinh, là một loài cây thân thảo sống lâu năm. Ngưu tất có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume và thuộc họ Dền ( Amaranthaceae ). Bộ phận được dùng làm thuốc của Ngưu tất là rễ (có màu vàng tro, bề mặt nhăn nheo và có vị hơi ngọt). Theo y học cổ truyền, Ngưu tất có tính ôn và có vị đắng xen lẫn vị chua, Quy vào hai kinh Can, Thận. Ngưu tất có những tác dụng như hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, kích thích tiểu tiện, bổ can thận. Ngoài ra, Ngưu tất còn là một thành phần trong một số bài thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con, bí tiểu, bế kinh, đau bụng kinh, phong hàn tê thấp, đau lưng, mỏi gối…
Tang ký sinh
Tang ký sinh hay còn gọi là Tầm gửi cây dâu, là một loài cây nhỏ sống ký sinh trên thân cây dâu tằm nhờ các rễ mút và có thể thu hoạch loại dược liệu này quanh năm. Theo y học cổ truyền, Tang ký sinh có vị đắng, vào Can và Thận. Tang ký sinh được cho là có công dụng kích thích sự tạo máu, bổ can thận, trừ phong thấp, an thai, lợi sữa. Còn theo y học hiện đại, các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh Tang ký sinh có công dụng an thần, chống ung thư, điều hòa miễn dịch, thuốc kháng vi rút, thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, những nghiên cứu mới nhất vào năm 2014 đã cho thấy rằng Tang ký sinh có tác dụng nâng cao nhận thức và bảo vệ thần kinh ở những con chuột thực nghiệm bị mất trí nhớ.
Thiên niên kiện
Thiên niên kiện còn được biết đến với cái tên sơn thục, là một loại cây sống lâu năm thuộc loài thân cỏ, thân rễ mập, bò dài và có mùi thơm, lá cây có hình trái tim. Bộ phận được dùng để làm dược liệu là rễ của cây Thiên niên kiện. Thiên niên kiện là một trong những vị thuốc nam hàng đầu trong các bài thuốc Đông Y. Theo y học cổ truyền, Thiên niên kiệu có công dụng hỗ trợ điều trị phong tê thấp, nhức mỏi xương khớp, gai đốt sống, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi, kích thích tiêu hóa và giúp giảm tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, tinh dầu Thiên niên kiện có mùi thơm nhẹ nên được dùng để làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa. Một số bài thuốc từ cây Thiên niên kiệu như chữa đau bụng kinh, rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt và mụn độc.
Tục đoạn
Tục đoạn hay còn được với các tên khác như là sơn cân thái, đầu vù, rễ thái, oa thái,… Tục đoạn có tên khoa học là Dipsacus japonicus Miq và thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Tục đoạn là cây thân thảo, lá mọc đối nhau, không có cuống, lá có răng cưa dài, phiến lá nhỏ và có đầu nhọn. Theo y học cổ truyền, Tục đoạn có rất nhiều công dụng như trị can thận suy nhược, trị phụ nữ khí hư, bạch đới hoặc động thai, bổ can thận, chữa mỏi gân cốt cho người già. Còn theo y học hiện đại, Tục đoạn có công dụng dược lý như giảm đau, di tinh, bạch đới, nhức gân xương, sai khớp, bong gân,… Tục đoạn thường được dùng để làm thuốc bổ, xoa dịu cơn đau do bị ngã, chấn thương và an thai, lợi sữa và cầm máu.
Công dụng của Viên thấp khớp
Trừ phong thấp.
Điều trị đau nhức xương khớp.
*CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Cách sử dụng Viên thấp khớp
Người lớn: Ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 2-4 viên.
Trẻ em ≥ 6 tuổi: Ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 1-2 viên.
Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn.
Cách bảo quản sản phẩm
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.
Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.