THUỐC TIÊU DAO – Viện YHCT Quân đội
Tiêu dao Trị táo bón, uất kết.
Phối hợp hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ, nhuận gan mật, nhuận tràng, chữa đại tràng táo kết, kinh nguyệt không đều.
Thông tin sản phẩm
Tên gọi: Tiêu dao
Đóng gói: Hộp 20 gói x 5 gr hoàn cứng
Sản xuất : Viện YHCT Quân đội
Số 442- Kim Giang – Q Hoàng Mai – Hà Nội
PHƯƠNG CHÂM CỦA CHÚNG TÔI
UY TÍN TRONG GIAO DỊCH – CHẤT LƯỢNG TRONG SẢN PHẨM – TẬN TÌNH TRONG TƯ VẤN
Công dụng Thuốc Tiêu dao
Thuốc hay trị táo bón, uất kết. Phối hợp hiệu quả trong điều trị bệnh Trĩ.
Nhuận gan mật, nhuận tràng, chữa đại tràng táo kết.
Ngực sườn đau tức, kinh nguyệt không đều.
Đối tượng sử dụng
Người bị Trĩ, táo bón, đại tràng, kinh nguyệt không đều.
Thành phần của Tiêu dao – Viện yhct Quân đội
Công thức cho 1 gói 5g hoàn cứng:
Nhân trần ……………. 0,4g
Sài hồ ………………… 0,4g
Chi tử ………………… 0,35g
Bạch thược …………… 0,4g
Chỉ xác ………………. 0,4g
Đương quy …………… 0.4g
Bạch linh …………….. 0,38g
Bạch truật ……………. 0,4g
Ngấy hương …………. 0,26g
Lá táo ………………… 0,52g
Bạc hà ……………….. 0,065g
Cam thảo …………….. 0,21g
Tá dược vừa đủ ……… 5g
Đương quy
Đương quy là một trong những dược liệu quý có tác dụng dược lý rất đa dạng. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở nước ta, loại dược liệu này được di thực và trồng khá phổ biến. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao với khí hậu ẩm mát. Phần rễ cây chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da. Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.
Bạch linh
Bạch linh còn được gọi với tên khác là Bạch phục linh, là loại nấm mọc kí sinh trên rễ cây thông. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì người ta cho rằng phục linh là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất. Bạch linh là loại nấm có thể quả lớn. Bạch linh trồng cho thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải sau 3 – 4 năm. Vùng phân bố tự nhiên trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và vùng viễn đông liên bang Nga. Theo y học cổ truyền, Bạch linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm. Thường dùng trong trường hợp tỳ khí hư nhược, tiểu tiện khó, mất ngủ, đàm ẩm, phù nề, chứng thấp nhiệt.
Bạch truật
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, cao 40-60 cm, phần trên phân nhánh. Thân hình trụ, phần dưới hóa gỗ, được dùng làm thuốc trong hệ thống y học cổ truyền của nhiều quốc gia nhất là khu vực Đông Á. Thu hoạch cây đã trồng 2-3 năm, khi lá ở gốc cây đã khô vàng, đào lấy thân rễ, rửa sạch đất, bỏ rễ con, phơi hay sấy nhẹ cho khô. Theo tài liệu cổ, bạch truật vị ngọt, đắng tính hơi ôn, vào hai kinh tỳ và vị… có tác dụng kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu, làm hết mồ hôi, an thai. Đông y coi bạch truật là một vị thuốc bổ bồi dưỡng, chủ yếu bổ tì, chữa sốt, an thai, bổ máu.
Ngấy hương
Cây ngấy hương có tên khoa học là Rubus cochinchinensis Tratt thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae. Loài cây này thuộc dạng cây bụi, mọc leo dựa vào thân cây khác. Thân cây phân nhiều nhánh và cành con, những cành con vươn dài, có gai bao bên ngoài thân cây và thường có một lớp lông mỏng ngoài vỏ. Cây ngấy hương thuộc loài cây mọc hoang, phân bố nhiều ở những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, đới ẩm. Phần được sử dụng để làm thuốc là phần thân, lá, quả. Sau khi thu hoạch, loại bỏ tạp chất, rửa sạch và phơi khô sử dụng dần. Theo đông y, Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí thêm sức, giải độc, tiêu phù.
Lá táo
Táo ta là loại cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Táo ta được trồng hoặc có thể mọc hoang ở nhiều nơi khắp cả nước. Cây táo ta cao khoảng 6 đến 8 m. Cây táo là cây ưa sáng và ưa ẩm, thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Táo ta có nguồn gốc Châu Phi, sau phát triển rộng ra các nước nhiệt đới khác. Bộ phận dùng của táo ta là vỏ cây, lá cây, quả và hạt táo. Được thu hái chủ yếu vào mùa Đông. Có thể dùng trực tiếp hoặc phơi khô, sử dụng để ngâm rượu, sắc uống,… Theo Đông Y, táo ta có tác dụng nhuận tràng, an thần, trừ đờm, thanh nhiệt, giải độc,… Giúp trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, ho lâu ngày, tiêu hóa kém, táo bón,…
Phân tích các vị thuốc trong bài thuốc Tiêu dao
Theo sách Hòa tễ cục phương: Bài thuốc này được đặt tên là Tiêu dao tán là vì bài thuốc này có tác dụng làm dịu cơn bệnh khiến cho con người thanh thản thoải mái.
Đây là bài thuốc được dùng cho những bệnh do gan bị tổn thương gây ra trên những người có thể chất hư chứng của bệnh thiếu dương. Nhất là những chứng bệnh kèm theo của tình trạng hư lao và các chứng tinh thần ở phụ nữ.
Theo sách Hòa tễ cục phương :” Thuốc dùng cho những người bị huyết hư, mỏi mệt, ngũ tâm phiền nhiệt, người và chân tay đau nhức, đầu nặng, chóng mặt, miệng khát họng khô, người sốt đổ mồ hôi trộm, ǎn uống kém chỉ muốn nằm, huyết nhiệt, kinh nguyệt không đều, bụng cǎng cứng và đau, sốt rét. Thuốc cũng trị cho những người phụ nữ huyết nhược âm hư, thiếu dinh dưỡng, người nóng, cơ thể gày yếu, ho đờm”. |
Theo sách Vạn bệnh hồi xuân :“Bài thuốc này trị các chứng can tỳ huyết hư, người sốt, đổ mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược, má đỏ, miệng khô, kinh nguyệt không đều, bụng trên đau, bụng dưới nặng, niệu đạo đau hoặc phù nề hoặc có mủ khiến cho nóng trong và khát”. |
Theo sách Y phương tập giải :“Thuốc này trị các chứng huyết hư, gan táo, cốt chưng lao nhiệt, sốt cơn lúc nóng lúc lạnh, bí đại tiện, kinh nguyệt không đều. Cốt chưng triều nhiệt trở thành can huyết hư. Can hóa ảnh hưởng tới phế sinh ra ho. Tà của thiếu dương, cho nên người lúc nóng lúc lạnh. Hỏa thịnh khắc kim khiến cho không sinh ra thủy. Do đó miệng khát, táo bón, can tǎng huyết, can ngừng hoạt động kiến cho kinh nguyệt không đều”. |
Thuốc Tiêu dao của Viện Y học cổ truyền Quân đội được phối hợp dựa trên bài thuốc cổ phương Tiêu dao của Trung Y.