NGƯU HOÀNG THANH TÂM ĐỒNG NHÂN ĐƯỜNG HỘP 6 VIÊN
Hỗ trợ cho bệnh nhân có di chứng sau tai biến mạch máu não, những người ốm và bị liệt lâu ngày
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Ngưu hoàng thanh tâm hoàn đồng nhân đường 6 viên.
Đóng gói: Hộp 6 viên.
Xuất xứ: Trung quốc.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Ngưu hoàng thanh tâm hoàn đồng nhân đường 6 viên
Thành phần chủ yếu của NGƯU HOÀNG THANH TÂM Đồng Nhân Đường gồm tất cả 27 vị dược liệu quý như: Ngưu hoàng, Xạ hương, Sừng Trâu, Sừng Linh Dương (Linh Dương giác), Chu sa, Hoàng cầm, Uất kim, Sơn Chi, Nhân sâm, Đương quy, Mạch môn, Bạch thược, Xuyên khung, Cát cánh, Hạnh nhân, Can khương, Quế nhục, Bồ hoàng, Hùng hoàng, Cam thảo, Lá vàng,… dạng viên mật, bỏ lớp bọc màu vàng bên ngoài đi thì bên trong có màu nâu đỏ, mùi thơm dịu mát, vị ngọt, hơi đắng.
Uất kim
Uất kim là phần rễ phình ra từ thân củ cái của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ (Curcuma longa L.), thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ là một loại gia vị được ưa dùng và là một vị thuốc quý cho nên ở nước ta Nghệ có mặt ở khắp mọi nơi, cây còn mọc và được trồng ở nhiều nước khác như:Ấn Độ, lndonexia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và quốc gia nhiệt đới. Củ nghệ sau khi thu hoạch, người ta tách riêng thân củ cái và củ con. Thân củ cái được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim.
Theo nghiên cứu của y dược học hiện đại, uất kim giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; khử khuẩn và mau lành vết thương.
Sơn chi
Sơn chi hay còn có tên gọi khác là Dành dành, Sơn chi tử, là một loài cây mọc hoang dại ở miền Bắc nước ta. Chi tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Dành dành, tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn, lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Theo Đông y, Sơn chi có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu trong các trường hợp xuất huyết do nóng. Giúp chủ trị: Sốt cao, bứt rứt, miệng khát, họng đau, vàng da tiểu đỏ, đi tiêu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau.
Mạch môn
Mạch môn hay Mạch môn đông còn có tên gọi là Mạch đông. Vì lá cây giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi cho nên gọi là Mạch đông. Mạch môn đông là một loại cỏ sống lâu năm, cao 10cm đến 40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ. Loài cây này mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Ninh Hiệp (Hà Nội). Theo các nghiên cứu mới nhất: Các thành phần chính của Mạch môn đông như saponin steroid, homoisoflavonoid và polysacarid, thể hiện các hoạt động dược lý khác nhau. Đó là bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ho, chống vi trùng.
Bạch thược
Bạch thược là rễ đã cạo bỏ lớp bần và phơi hay sấy khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Thược dược là một loại câu thân thảo sống lâu năm có chiều cao trung bình ở vào khoảng 50 – 80cm. Cây mọc thành từng khóm với phần thân nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc, thẳng đứng. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, Bạch thược chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm tinh bột, nhựa, tannin, paeonol, paeoniflorin, sistosterol, calci oxalate, tinh dầu, chất béo,… Mang lại một số tác dụng như: cung cấp estrogen, trị lo âu và trầm cảm, điều trị rối loạn tự miễn dịch, chữa viêm, giúp giảm đau,…
Cát cánh
Cát cánh có tên khoa học là Platycodon grandiflorum, thuộc giống họ hoa chuông Campanulaceae. Nguồn gốc được biết đến tập trung ở vùng Đông Bắc châu Á, nhất là các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc. Hoa cát cánh có màu tím đẹp mắt hình chuông, mép có 5 cánh với các đường gân sẫm màu. Bộ phận thường dùng làm thuốc là rễ cây màu vàng nhạt, được thu hoạch rồi sấy hoặc đem phơi khô. Trong y học hiện đại, Hoạt chất saponin có trong cây cát cánh có tác dụng kháng viêm, giảm đau đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt, chống viêm loét dạ dày và có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Đối với hệ hô hấp, cây cát cánh có tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả.
Ngưu hoàng thanh tâm Đồng nhân đường 6 viên có những công dụng sau
Theo Đông Y: Ngưu hoàng thanh tâm ĐỒNG NHÂN ĐƯỜNG có công dụng ích khí dưỡng huyết, trấn kinh an thần, tiêu đàm tức phong, làm giảm hưng phấn ở tế bào não, do vậy làm giảm nhu cầu oxy tiêu thụ. Chủ trị các chứng do khí huyết bất túc, đàm nhiệt thượng nhiễu như: Trong lồng ngực ứ nhiệt, hồi hộp lo âu, sợ hãi ư phiền, hoa mắt chóng mặt, trúng phong bất ngữ, miệng méo, mắt lệch, bán thân bất toại, phát ngôn không rõ lời, thần trí hôn mê, đàm diêm ung thịnh.
Theo Tây Y: Ngưu hoàng thanh tâm hoàn hỗ trợ điều trị bệnh như: xơ vữa mạch máu và làm bền thành mạch theo mọi nguyên nhân, cho nên nó kiểm soát bệnh huyết áp cao và rối loạn tiền đình rất tốt.
Liều lượng sử dụng của Ngưu hoàng thanh tâm hoàn đồng nhân đường 6 viên
– Liều điều trị: 1 viên/lần x 2 lần/ngày, dùng sau khi ăn 30 phút.
– Liều dự phòng: 1 viên/lần/ngày x 30 ngày/đợt.
Một năm có thể dùng nhiều đợt tùy thể trạng bệnh nhân, mỗi đợt nên cách nhau ít nhất 15-20 ngày.
Cách dùng viên Ngưu hoàng thanh tâm Đồng nhân đường
Bóc lớp vỏ nhựa, lớp sáp và giấy nilon trước khi sử dụng.
Nghiền nhỏ viên Ngưu hoàng thanh tâm hoàn rồi hòa với nước ấm.
Hoặc ngậm viên Ngưu hoàng thanh tâm hoàn đến khi tan hết.
Những chỉ định khi dùng Ngưu hoàng thanh tâm Đồng nhân đường 6 viên
– Giúp hồi phục di chứng sau tai biến mạch máu não, những người ốm và bị liệt lâu ngày.
– Giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp.
– Dự phòng tai biến mạch máu não, ổn định huyết áp và làm bền vững thành mạch (Giảm thiểu nguy cơ tai biến).
– Giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình mãn, cải thiện tuần hoàn máu não.
– Chống huyết khối, giảm thiểu tình trạng thiều oxy của não và tim, sử dụng được cho những bệnh nhân mặc các bệnh về tim mạch.
– Hạ mỡ máu, chống mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và giảm stress…
Một vài lưu ý khi sử dụng Ngưu hoàng thanh tâm Đồng nhân đường
Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, người già nên dùng theo sự hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.
Khi đang dùng các loại thuốc khác, trước khi sử dụng thuốc này phải xin ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.
Trước khi uống phải bỏ lớp sáp, quả cầu nhựa và giấy bóng kính.
Trẻ em dùng viên uống nhất định phải có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.