Tinh dầu ngải Tây bắc
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Tinh dầu ngải Tây bắc.
Đóng gói: Lọ 50ml.
Hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Tinh dầu ngải Tây bắc là gì?
Tinh dầu ngải Tây bắc được bào chế từ các dược liệu tự nhiên: Lá Ngải cứu, Khúc tần, lá bưởi, Hương nhu, Quế, hồi, đinh hương, dây đau xương, mật gấu, huyết giác, sói rừng,…
Lá ngải cứu
Còn có tên gọi khác là ngải diệp, có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, trị cảm cúm do ho lạnh, giúp an thai, bồi bổ sức khỏe nhất là cho người mới ốm dậy và phụ nữ đang cho con bú, trị mụn trứng cá, trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy ở trẻ em, điều trị suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp.
Khúc tần
Theo Y học cổ truyền, khúc tần có tính mát và vị đắng. Tác dụng vào 2 kinh Thận và Phế. Được dùng để chữa cảm mạo, sốt, tăng cường hệ tiêu hóa, điều trị thấp khớp, gai cột sống và đau nhức xương khớp, lợi tiểu giúp cải thiện chứng bí tiểu, giúp giảm căng thẳng, stress.
Lá bưởi
Trong Y học cổ truyền, lá bưởi có vị đắng, thơm, tính ấm; tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm trừ đờm, hoạt huyết tiêu sưng. Được dùng để chăm sóc tóc xơ rối, giúp dưỡng ẩm da, trị cảm lạnh, giảm đau đầu, giảm đau xương khớp, hỗ trợ điều trị áp xe vú.
Hương nhu
Có chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, giúp thúc đẩy thị lực. Ngoài ra, hương nhu còn có tác dụng cải thiện chức năng tim, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu, điều trị nấm, tiêu chảy, điều trị rối loạn hô hấp, giúp nhanh chóng lành vết thương,…
Quế
Có tác dụng chống cảm lạnh, đầy hơi, rất hiệu quả trong việc chống lại các bệnh lây nhiễm vào mùa lạnh như cảm lạnh hoặc cúm, kiểm soát lượng đường trong máu, chống lão hóa, thư giãn cơ bắp, giảm đau bụng kinh, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, khử trùng không khí.
Hồi
Có tác dụng trị ho, long đờm, chữa cảm lạnh, cảm cúm, tăng cường sức đề kháng chống lại cảm do thời tiết, chữa đau nhức xương khớp, điều trị đau bụng và các triệu chứng co thắt dạ dày, trị đái dầm, đái nhiều, trị hôi miệng, xua đuổi côn trùng, làm dịu những vết cắn của côn trùng, trị tiêu chảy, nôn mửa, kiết lị, khử trùng không khí, kích thích vị giác, lợi sữa, chữa vết thương do rắn cắn, chữa nấm da, ghẻ lở.
Đinh hương
Giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, làm giảm phản ứng đau và viêm, tăng cường sức khỏe xương khớp, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giúp giảm ho, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương, hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Tinh dầu ngải Tây bắc có những tác dụng gì?
Làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang.
Giúp giảm đau do bong gân, thấp khớp, đau cột sống, đau dây thần kinh tọa, cơ bắp nhức mỏi, đau lưng, chấn thương do vận động, tê bì chân tay, đau lưng, đau đầu.
Giảm sưng đau, tụ máu, bầm tím do chấn thương.
Phục hồi chức năng sau đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Chữa cảm mạo, cảm gió, cảm lạnh, ho do thay đổi thời tiết, chóng mặt, nghẹt mũi, say tàu xe, mẩn ngứa do con trùng đốt.
Hướng dẫn sử dụng Tinh dầu ngải Tây bắc
Rửa sạch và lau khô da trước khi bôi.
Lấy một lượng tinh dầu vừa đủ thoa lên vùng da bị đau nhức hoặc các huyệt vị.
Dùng tay xoa nhẹ rồi massage để cho tinh dầu thẩm thấu vào da tốt hơn.
Phần bã lấy ra để đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau.
Lấy gạc hoặc màng bọc thực phẩm bọc lại trong 3 – 5 giờ để tăng hiệu quả giảm đau.
Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.
Đối tượng sử dụng Tinh dầu ngải Tây bắc
Bệnh nhân viêm xoang.
Người bị cảm, ho do thay đổi thời tiết, nghẹt mũi.
Người bị say tàu xe.
Người đang gặp tình trạng sưng tấy do côn trùng đốt.
Người bị đau do bong gân, viêm khớp, thấp khớp, tê bì chân tay, đau lưng, đau đầu,…
Người bị bầm tím, tụ máu, sưng đau do chấn thương.
Ưu điểm của Tinh dầu ngải Tây bắc là gì?
Là bài thuốc cổ truyền được bào chế với thành phần hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của người dùng về hiệu quả mà nó mang lại giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của các bệnh xương khớp, cảm cúm,…
Dạng bào chế là tinh dầu dùng ngoài tiện dụng, dễ sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng Tinh dầu ngải Tây bắc
Là dạng thuốc dùng ngoài, không được uống.
Hạn chế thịt đỏ: thịt heo, thịt bò, thịt dê và thịt đã qua chế biến: giăm bông, xúc xích, thịt xông khói… vì nó sẽ làm tăng các dấu hiệu của bệnh viêm khớp, làm cho người bệnh đau hơn.
Hạn chế các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai,… Vì nó sẽ góp phần làm tăng tình trạng viêm ở người bệnh viêm khớp. Nếu bạn vẫn muốn duy trì sữa trong thực đơn của mình, hãy chọn các sản phẩm sữa ít béo thay vì chọn loại nguyên kem.
Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều muối. Nạp quá nhiều muối không chỉ có hại cho huyết áp mà còn làm cho tình trạng viêm khớp trở nên nặng hơn Người bệnh viêm khớp nên đặt mục tiêu nạp ít hơn 5g muối mỗi ngày.
Không uống rượu và tránh các thực phẩm nhiều đường như: kẹo, nước ngọt, kem, chè, bánh ngọt,… Vì nó sẽ làm các triệu chứng của viêm khớp trở nên trầm trọng.
Hạn chế ăn nội tạng động vật như: tim, gan, bao tử động vật chứa nhiều photpho, ăn nhiều sẽ khiến người bệnh cảm nhận rõ rệt các cơn đau khớp. Không chỉ vậy, họ còn bị tình trạng sưng to tại đầu gối và mắt cá chân, đi lại khó khăn vì đau nhức kéo dài.