Hoàn tiêu viêm ydhdt HCM
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: HOÀN TIÊU VIÊM.
Quy cách đóng gói: chai 40 g viên hoàn cứng.
Xuất xứ: Viện y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần
Thành phần của Hoàn Tiêu Viêm gồm các thảo dược từ thiên nhiên như: Cỏ mực, Diếp cá, Hoàng đẳng, Kinh giới, Lá dâu, Lá lốt, Mã đề, Muống trâu, Nghệ, Ngải cứu, Sâm đại hành.
Lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC và thuộc họ Hồ Tiêu (Piperaceae), là loại rau có thể sử dụng để ăn sống và một loại gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong nấu nướng. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trong Đông Y. Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng và tính ấm. Lá lốt có công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường được dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt. Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, lá lốt có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Ngoài ra, lá lốt còn có công dụng giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt và xương khớp.
Mã đề
Mã đề (hay còn được gọi là “mã tiền xá”, xa tiền thảo) có tên khoa học là Plantago asiatica. Mã đề là loài cây thân thảo và là loại cây sống lâu năm có chức năng tái sinh, tái sinh bằng rất nhiều cách đặc biệt là bằng nhánh và có khi là bằng hạt, thân cây. Cây mã đề là một trong những cây thuốc quý được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận. Một số công dụng của mã đề là điều trị đi tiểu ra máu, chữa chảy máu cam, giúp thanh nhiệt và lợi tiểu, thanh nhiệt, lợi tiểu. Ngoài ra, mã đề còn có công dụng giúp điều trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu nước vàng, đi tiểu ra máu, viêm gan, viêm mật và viêm loét dạ dày – tá tràng.
Kinh giới
Kinh giới (hay còn được gọi là rau kinh giới, hồ kinh giới, kinh giới rìa) có tên khoa học là Elsholatzia cristata và thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Kinh giới là một loại rau thơm rất phổ biến dùng làm nguyên liệu chế biến cho nhiều món ăn ở Việt Nam. Ngoài ra, kinh giới còn là một loại thảo mộc có mùi thơm, hơi nồng, vị cay tính ấm được dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Theo y học cổ truyền, Kinh giới có tính ôn, vị cay, quy vào 2 kinh can và phế. Kinh giới có công dụng lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết, phát biểu khứ phong, chữa ngoại cảm, sinh xong huyết vận và đau đầu nhức mắt. Theo y học hiện đại, Kinh giới có những tác dụng như: hạ sốt, giảm đau, chống viêm và an thần. Ngoài ra, Kinh giới còn được sử dụng để giúp loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa, chống quá trình lão hóa hoặc ức chế co thắt hồi tràng.
Sâm đại hành
Sâm đại hành (có tên gọi khác là Tỏi lào, Sâm cau, Tỏi đỏ) có tên khoa học là Bulbus Eleutherinis subaphyllae. Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây sâm đại hành chủ yếu là phần rễ và thân củ. Theo dược lý hiện đại, củ sâm đại hành có thể kháng một số loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và đường ruột, đồng thời cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa và an thần. Theo Y Học Cổ Truyền, củ sâm đại hành có vị ngọt nhạt hơi hắc, tính ấm, không độc. Sâm đại hành có những công dụng như: bổ huyết, thông huyết, tiêu độc, sinh cơ và an thần. Sâm đại hành thường được dùng để làm thuốc chữa trị các bệnh như: ăn kém, khó ngủ, mụn nhọt, tổ đỉa, vảy nến, ho viêm phế quản, chấn thương ứ huyết, phong thấp đau khớp. Ngoài ra, Sâm đại hành thường được dùng dưới dạng thuốc sắc để uống hoặc ngâm rượu uống.
Ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, có tên khoa học là Ar temisia vulgaris L và thuộc họ Cúc (Asteraceae) và là một loại rau được trồng rất phổ biến trong vườn nhà các gia đình Việt Nam, thường được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Trong y học cổ truyền, từ lâu ngải cứu đã là một loại thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Ngải cứu có rất nhiều công dụng như: chữa bệnh về xương khớp, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giúp an thai, giúp cầm máu, chữa chứng suy nhược cơ thể, giúp máu lưu thông, chữa mẩn ngứa và nổi mề đay.
Công dụng của Hoàn tiêu viêm
Giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc.
Giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ.
Cách dùng Hoàn tiêu viêm
Người lớn uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 30-40 hoàn (tương đương 2-3g).
Uống sau khi ăn 30 phút.
Những Chỉ định – Chống chỉ định của Hoàn tiêu viêm
*Chỉ định: Tiêu độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng ngoài da.
*Chống chỉ định:
- Không dùng cho người có thể chất lạnh, rêu lưỡi trắng, đi tiêu phân lỏng.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Cách bảo quản Hoàn tiêu viêm
Tránh xa tầm tay của trẻ em.
Bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.