HOA ĐÀ TÁI TẠO HOÀN
Giúp phòng ngừa và hạn chế di chứng tai biến mạch máu não
Hoa Đà Tái Tạo Hoàn của Công ty Sản xuất Guangzhou Qixing (Trung Quốc) có thành phần chính là các dược liệu như: Xuyên khung, tần giao, ngũ vị tử, bạch chỉ, đương quy, mạch môn, hồng sâm, băng phiến. Đây là thuốc được dùng hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, phòng ngừa và hạn chế di chứng tai biến mạch máu não nổi bật hiện nay được nhiều người tin dùng.
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: HOA ĐÀ TÁI TẠO HOÀN
Quy cách đóng gói: Hàng nội địa Trung Quốc- hộp 18 gói
Xuất xứ: Trung Quốc
Thời gian sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
Thành phần
Xuyên khung
Tần giao Bạch chỉ Đương quy Mạch môn Hồng sâm Ngũ vị tử Băng phiến |
2.4g
2.4g 2.4g 2.4g 1.6g 2.4g 2.4g 0.08g |
Hồng sâm
Hồng sâm là tên gọi của nhân sâm sau khi chế biến, nhằm tăng cường hoạt chất của nhân sâm và bảo quản sử dụng lâu dài. Hồng sâm từ lâu được biết đến là một loại dược liệu quý, bồi bổ sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ. Cùng với Lộc dung, Nhục quế và Phụ tử, Nhân sâm được coi là một trong 4 vị thuốc quý của Y học cổ truyền. Tác dụng của Hồng sâm bao gồm: chống oxy hóa tế bào, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, chống ức tập tiểu cầu, cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, cải thiện chức năng tình dục ở phụ nữ mãn kinh, tăng cường sinh lý ở nam giới,…
Ngũ vị tử
Ngũ vị tử là một vị thuốc rất đặc biệt, có đủ 5 vị đó là: ngọt, đắng, chua, cay, mặn nên được y học cổ truyền gọi lới tên “Ngũ vị tử” ý chỉ loại hạt có tới 5 mùi vị. Cây ngũ vị tử (Schisandra sinensis Baill) không có ở Việt Nam. Cây chỉ mọc ở một số nước xứ lạnh. Hiện nay ở Việt Nam có một loại ngũ vị tử được gọi là ngũ vị tử nam, ở nước ta cây này thường được người dân gọi là cây nắm cơm, quả chí chuôn chua. Quả là bộ phận được dùng làm thuốc của cây ngũ vị tử. Theo y học cổ truyền ngũ vị tử được coi là một vị thuốc bổ rất quý, được dùng nhiều làm thuốc bổ thận, tráng dương, liệt dương,…
Băng phiến
Băng phiến (long não) là sản phẩm kết tinh từ nhựa của cây Long não hoặc cây Đại bi. Cây đại bi hay từ bi là cây nhỡ, cao từ 1.5 m đến 2.5 m. Thân có nhiều rãnh chạy dọc, có nhiều lông, trên ngọn có mang nhiều cành. Băng phiến mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, trải dài từ rừng núi đến đồng bằng. Cây thường mọc ở vùng đồi đã phát quang có nhiều ánh sáng, không thấy trong rừng sâu. Theo y học cổ truyền, Vị thuốc này có vị hăng, cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng tỉnh thần, khai khiếu, chỉ thống, tịch uế và làm tan màng mộng ở mắt. Dược liệu băng phiến được sử dụng trong bài thuốc trị sốt cao, viêm họng, đau nhức răng, đầu đau chóng mặt, bệnh chàm, lở loét da,…
Xuyên khung
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên là xuyên khung (khung: cao, cùng: chỗ cuối cùng). Xuyên khung chủ yếu được trồng tại tỉnh Tử Xuyên, còn mọc ở Vân Nam, Quí Châu (Trung Quốc). Theo tài liệu cổ, xuyên khung có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh can, đởm, và tâm bào. Có tác dụng đuổi phong, giảm đau, lý khí hoạt huyết dùng chữa kinh nguyệt không đều, đầu nhức mắt hoa, ngực bụng đầy trướng, bán thân bất toại, chân tay co quắp, ung thư. Ngoài ra còn dùng trong những trường hợp đau dạ dày hay đau đớn khác và kinh nguyệt không đều.
Tần giao
Cây tần giao là loại cây nhỏ, sống lâu năm. Thân cây có thân tròn, hình trụ. Rễ cái to và có nhiều rễ con, rễ có màu trắng ngà hoặc màu vàng sáng. Dược liệu này được tìm thấy rải rác các tỉnh thuộc nước ta, thường là mọc hoang ở bụi hoang, bãi đất trống. Sử dụng bộ phẫn rễ của cây tần giao để làm thuốc, bởi trong bộ phận này có chứa các đặc tính của dược phẩm. Thu hái cây tần giao quanh năm, đào lấy rễ đối với những cây đã đủ lớn, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa hè (tháng 7 hoặc tháng 8). Trong Đông y, tần giao được cho là vị thuốc quý bởi trong dược liệu này có chứa các đặc tính của dược phẩm, có công dụng điều trị các bệnh sau: phong thấp, sốt rét, phong tê thấp, cơ xương co quắp, đại tiện ra huyết, lao, lợi tiểu, giải độc rượu, thanh nhiệt.
Công dụng của Hoa đà tái tạo hoàn hàng nội địa Trung Quốc
Điều trị tai biến mạch máu não và di chứng sau tai biến mạch máu não
Hỗ trợ dự phòng tái phát tai biến mạch máu não
Hỗ trợ dự phòng tai biến mạch máu não với những người có nguy cơ
Đối tượng sử dụng
Hoạt huyết hóa ứ, hóa đàm thông lạc, hành khí chỉ thống.
Tai biến mạch máu não như: chảy máu não, thiếu máu não, nhồi máu não.
Di chứng sau tai biến mạch máu não như: liệt nửa người, méo miệng, mắt xếch, nói ngọng…
Những người có dấu hiệu tiền tai biến mạch máu não như: người tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch…
Người bị bệnh mạch vành: xơ vữa động mạch, huyết khối trong mạch máu gây đau thắt ngực.
Liều lượng và cách dùng
– Liều điều trị: Uống 8g/lần (khoảng 48-50 viên), ngày 2 lần x 10 ngày, sau đó nghỉ 1 ngày. Có thể uống 3 tháng liên tục.
– Liều dự phòng tái phát và duy trì: Uống 4g/lần (khoảng 24-25 viên), ngày 2 lần.
– Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Uống 15 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Mỗi đợt dự phòng là 30 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày.
Lưu ý: Sản phẩm chống chi định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.