BỔ THẬN HOÀN- Bổ thận, mạnh gân cốt
Sản phẩm của Bệnh viện YHCT TP Hồ Chí Minh
Giới thiệu sản phẩm Bổ thận hoàn
Viện y học cổ truyền Tp.HCM là một trong những đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo bài bản về kiến thức và kỹ năng khám chữa bệnh theo phương thức đông y. Bên cạnh việc bảo tồn y dược cổ truyền, Viện còn nỗ lực không ngừng nhằm mục đích phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp hài hoà giữa cổ truyền với hiện đại để nâng cao chất lượng điều trị.
Với những nỗ lực không ngững nghỉ của toàn thể cán bộ công nhân viên, Viện đã được tặng Bằng khen công nhận Bệnh viện đạt tiêu chuẩn xuất sắc toàn diện trong nhiều năm liền. Các vị thuốc của bệnh viện đều là những thảo dược thiên nhiên quý hiếm, có nguồn gốc rõ ràng, mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
Sản phẩm Bổ thận hoàn của Viện y học cổ truyền Tp.HCM là một trong những sản phẩm có công dụng điều trị bệnh lưng nhức mỏi, đi tiểu đêm, tóc bạc sớm rất hiệu quả. Với thành phần thiên nhiên cùng quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt nên rất an toàn và hiệu quả.
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: BỔ THẬN HOÀN
Quy cách đóng gói: hộp 2 gói x 10 hoàn mềm/gói
Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM
Thời gian sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
Thành phần
Đỗ trọng …………………… 0,625 g
Ngải cứu …………………… 0,625 g
Cốt toái bổ ………………… 0,625 g
Hà thủ ô đỏ ……………….. 0,5 g
Đậu đen ……………………. 1 g
Cỏ nhọ nồi ………………… 0,875 g
Sa nhân ……………………. 0,187 g
Trần bì …………………….. 0,187 g
Tá dược vừa đủ 1 viên hoàn
Cỏ nhọ nồi
Cây cỏ nhọ nồi có tên khoa học là (Eclipta prostrata L.) và họ Cúc (Asteraceae), là loài thân thảo, thân tròn màu lục hoặc đỏ tía. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây, có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô. Theo y học cổ truyền, Cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị. Có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận… Cây cỏ nhọ nồi dùng để trị các chứng xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, băng huyết, ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt, …
Sa nhân
Sa nhân (hay Xuân Sa) có tên khoa học là Amomum xanthioides Wall và thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dược liệu là quả gần chín phơi khô hoặc sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi). Theo y học cổ truyền, Sa nhân có vị cay, tính ôn, có mùi thơm, quy kinh Tỳ, Vị, Thận. Có công dụng hành khí, kích thích tiêu hóa, an thai, giảm đau, tiêu chảy, đau nhức cơ xương… Theo y học hiện đại, Sa nhân có công dụng giúp kích thích và giúp tiêu hóa, giảm cholesterol máu, kháng khuẩn.
Trần bì
Trần bì (còn có tên khác là thanh bì – làm từ vỏ quýt xanh, trần bì – vỏ quýt chín), có tên khoa học là Pericarpium Citri Reticulatae. Tùy thuộc theo bài thuốc và loại bệnh mà cách chế biến của Trần bì sẽ khác nhau. Theo y học cổ truyền, Trần bì có vị đắng, cay và tính ấm, quy kinh phế và tỳ. Có công dụng giúp chống loét và kháng viêm, kháng khuẩn, tăng tiết dịch vị và làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột, ức chế sự sinh trường của các chủng khuẩn như trực khuẩn dung huyết hoặc ái huyết, tụ cầu khuẩn, tốt cho tim mạch.
Đỗ trọng
Đỗ trọng thuộc nhóm cây thân gỗ nhỏ, loài thực vật này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từng có thời kỳ, nó gần như bị tuyệt chủng. Tuy nhiên sau này, trước sự ứng dụng ngày càng rộng rãi vào y học cổ truyền, số lượng đỗ trọng đã dần phục hồi và được trồng tại khá nhiều vùng của Trung Quốc. Trong Y Học Cổ Truyền Trung Quốc, Đỗ trọng từ lâu đã nằm trong danh sách 50 vị thuốc quý. Sở dĩ nó được nằm trong danh sách này vì loài thực vật này sở hữu tác dụng dược lý và trị bệnh phong phú. Đỗ trọng có tác dụng dược lý như hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp, tốt cho những bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh alzheimer.
Ngải cứu
Ngải cứu là loại cây rất phổ biến ở nước ta, dễ dàng mọc trong vườn nhà, nơi có khí hậu nhiệt đới. Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L và thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Có công dụng giúp ôn bào cung, cầm máu, an thai, giảm đau. Theo y học hiện đại, trong ngải cứu có nhiều hoạt chất phong phú, đặc biệt bao gồm tinh dầu và các nhóm chất chuyển hóa khác. Có tác dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp, bảo vệ gan, chống tiêu chảy, giải độc tế bào, kháng khuẩn, hạ huyết áp.
Công dụng của Bổ thận hoàn
Giúp bổ thận, tráng dương, mạch gân cốt
Hỗ trợ điều trị lưng nhức mỏi, đi tiểu đêm, tóc bạc sớm
Cách sử dụng
Người lớn: Uống từ 1-2 lần/ngày, uống từ 1-2 viên/lần
Trẻ em 6 tuổi: Uống từ 1-2 lần/ngày, uống từ 0,5-1 viên/lần
Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của các bác sĩ và các chuyên gia có chuyên môn
Cách bảo quản sản phẩm đúng cách
Để nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30
Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ