BÁT VỊ – YHCT HCM
Chủ trị đau lưng, mỏi gối, tiểu buốt, rắt, tiểu đêm nhiều lần
Bát vị Viện YHCT TP HCM bài thuốc bổ cho mọi nhà
Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền trong cả nước. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc khám chữa bệnh cũng như trong nghiên cứu khoa học. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu y đức và tâm huyết với nghề, cộng thêm trang thiết bị y học hiện đại, bệnh viện đã và đang dành được niềm tin của nhiều người dân.
Sản phẩm Bát Vị được các y bác sĩ của Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM nghiên cứu và cho ra đời giúp chủ trị một số bệnh như: đau lưng mỏi gối, suy nhược mãn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: BÁT VỊ – HCM
Quy cách đóng gói: 1 lọ – 140 viên hoàn cứng
Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM
Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất
Thành phần
Thục địa …………….. 83 mg
Hoài sơn …………….. 41 mg
Sơn thù ………………. 41 mg
Trạch tả ……………… 31 mg
Mẫu đơn bì …………. 31 mg
Bạch linh ……………. 31 mg
Phụ tử chế ………….. 20,7 mg
Quế nhục ……………. 20,7 mg
Ta dược vừa đủ 1 viên
Bạch linh
Bạch linh (hay nấm phục linh) thuộc họ Nấm lỗ. Toàn bộ cây nấm Phục linh đều có thể sử dụng để làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, Phục linh có công dụng lợi tiểu, trị phù thũng; Chữa thấp nhiệt; Chữa tiêu hóa kém, hay đầy bụng, bí tiểu, ho có đờm, tiêu chảy; Trị mất ngủ, yếu tim, hoảng sợ, hay hồi hộp.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Phục linh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp hạ đường huyết và giảm nguy cơ loét bao tử, tăng cường miễn dịch, có khả năng kháng tế bào ung thư, lợi tiểu và an thần, ức chế trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn đại tràng, xoắn khuẩn và cả tụ cầu vàng.
Phụ tử chế
Phụ tử chế thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Bộ phận của cây Ô đầu làm thành vị thuốc Phụ tử là rễ củ con đã phơi hay sấy khô và sau khi bào chế gồm các loại: Diêm phụ tử, Hắc phụ tử, Bạch phụ tử.
Theo y học hiện đại, Phụ tử chế có công dụng kháng viêm, điều hòa nội tiết, làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện và làm giảm nồng độ ammoniac ở não, tăng cường hệ miễn dịch và cường tim. Theo y học cổ truyền, Phụ tử chế có có tính vị cay, nóng, có độc, quy kinh Tâm, Thận, Tỳ. Có công dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, giảm đau, loại trừ hàn tà.
Quế nhục
Quế nhục còn có tên gọi khác là Quế đơn, Quế bì (tên khoa khọc là Cinnamomum cassia Nees & Eberth, thuộc họ Long não – Lauraceae) là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực phương Đông nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng. Ngoài là gia vị độc đáo với sự nồng ấm từ mùi hương, quế còn là một vị thuốc thường dùng trong Đông Y. Nhục quế vị cay, ngọt, nóng; có công dụng bổ hỏa, hỗ trợ phần dương của cơ thể, loại bỏ khí lạnh từ bên trong, giảm đau, làm ấm và lưu thông kinh mạch.
Thục địa
Thục địa là rễ củ đã qua giai đoạn chế biến của cây Địa hoàng.
Trong Y học cổ truyền: Thục địa có công dụng bổ máu, bổ thận tráng dương. Đây là vị thuốc không thể thiếu trong nhiều bài thuốc quan trọng để trị một số bệnh lý như bệnh cao huyết áp, tình trạng suy nhược cơ thể, hạ đường huyết, chống viêm.
Khi dùng thục địa ngâm rượu trong vòng 10 ngày, có tác dụng bổ thận tráng tinh, rất hiệu quả. Đối với nữ giới, loại thuốc này giúp bổ máu, đặc biệt phù hợp với những chị em vừa trải qua thời kỳ sinh nở hoặc vào đang trong những “ngày đèn đỏ”.
Trạch tả
Cây trạch tả thuộc họ Trạch tả (Alismataceae).
Trạch tả vị ngọt đắng, tính hàn, lợi về kinh thận, bàng quang. Có công hiệu lợi thủy thẩm thấp, tả nhiệt, chữa tiểu tiện bất lợi, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu buốt, phù thũng, tiêu chảy, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mỡ máu cao.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong trạch tả chủ yếu chứa tinh dầu, chất bột. Các nghiên cứu trong phòng thực nghiệm cho thấy trạch tả có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ ức chế hàm lượng cholesterol và mỡ trong máu tăng cao ở thỏ; có tác dụng chống gan nhiễm mỡ và làm tăng lưu lượng mạch vành trên tim thỏ cô lập.
Công dụng của Bát Vị HCM
Bổ thận dương, ôn ấm tỳ vị
Chữa đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh, tiểu đêm, tỳ vị hư hàn
Hội chứng suy nhược mãn.
Hội chứng mãn dục nam, nữ.
Rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy thể thận dương hư.
Cách sử dụng sản phẩm
Người lớn: Uống từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10-20 viên
Trẻ em 6 tuổi: Uống từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 viên
Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia có chuyên môn
LƯU Ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Cách bảo quản Bát Vị HCM
Để nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30
Tránh ánh nắng trực tiếp
Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ