CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ TRĨ NGOẠI TỐT NHẤT HIỆN NAY

Bệnh Trĩ là một dạng điển hình của bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng? Mặc dù trĩ ngoại dễ phát hiện bằng mắt thường. Nhưng nếu người nào không biết rõ những triệu chứng cơ bản của bệnh thì lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ.

Bị trĩ ngoại có thể không nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng khiến cuộc sống người bệnh luôn khó chịu nếu không được điều trị. Do đó, việc nắm bắt đầy đủ những cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay sẽ là “chìa khóa” để người bệnh chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này.

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại là chứng bệnh mà mọi người thường gặp nhất.

Bệnh Trĩ ngoại là gì?

Về cơ bản bệnh trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở phía ngoài, bờ của hậu môn phình to, căng giãn quá mức và được che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Quan sát bằng mắt thường búi trĩ, người bệnh có thể thấy rõ nhiều tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh chồng chéo lên nhau.

trĩ ngoại

Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ ngoại

Những thói quen hoặc tác động hàng ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, đó là:

– Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng.

– Táo bón kéo dài: Táo bón, tức là phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài. Đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo, dẫn tới bệnh trĩ.

– Thói quen ăn uống thiếu chất xơ , nhiều đồ cay nóng như rượu, bia, ớt hạt tiêu,… gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ (thấp nhiệt), và dẫn tới bệnh trĩ.

– Một số thói quen vô tình khác cũng là nguyên nhân gây Trĩ ngoại như ngồi xổm, rặn khi đi cầu , quan hệ đồng tính nam, quan hệ đường hậu môn, …

– Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ:

Khi có thai thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn. Đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn. Đồng thời, thai càng lớn sẽ càng chèn ép đồng thời gây cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới. Hai yếu tố này gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Khi sinh đẻ tự nhiên, động tác rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.

 

Trĩ ngoại phân biệt các cấp độ như thế nào?

Trĩ ngoại không phân biệt cấp độ , độ trĩ chỉ áp dụng cho bệnh trĩ nội. Khi đại tiện, việc chảy máu nhiều hay ít cũng không thể phản ánh chính xác việc bệnh trĩ của bạn nặng hay nhẹ.

 

Cách chữa bệnh Trĩ ngoại tại nhà

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và nhuận nhàng như hoa quả, trái cây tươi, các loại ngũ cốc.

Trong bữa ăn bắt buộc phải có rau để đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất, vitamin và chất xơ. Việc này nhằm phòng tránh hiện tượng táo bón.

Người bị trĩ ngoại nên uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 1,5-2 lít nước lọc.

Bạn cũng có thể bổ sung nước ép trái cây để tăng cường dưỡng chất.

Nói không với bia rượu và chất kích thích.

Loại bỏ các thói quen xấu có thể gây bệnh như nhịn đại tiện, rặn mạnh khi đại tiện.

Trường hợp cần ngồi nhiều thì cố gắng 1 tiếng đứng dậy vận động 1 lần, mỗi lần khoảng 5 phút.

Bệnh nhân trĩ ngoại cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đại tiện.

Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, tăng cường thể dục thể thao hàng ngày.

 

Bệnh trĩ ngoại uống thuốc gì?

THUỐC TÂY Y

Người bệnh có thể dùng thuốc Tây được kê đơn như kháng sinh, kháng viêm, thuốc co mạch, và thuốc đặt hậu môn để teo búi trĩ.

Thuốc kháng sinh, kháng viêm:Điều trị trĩ ngoại bằng Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen…

Thuốc sát trùng: Boric acid, Phenylmercuric…

Thuốc đặt chữa trĩ ngoại: Witch Hazel, Proctolog, Neo Haelar…

Thuốc co mạch:  Bismuth subgallate, Resorcinol, Zinc oxide

THUỐC ĐÔNG Y

Điều trị Trĩ ngoại dùng thuốc Đông Y cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh, thay cho việc sử dụng thuốc Tây Y. Ưu điểm của thuốc Đông Y là lành tính, an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Thuốc Đông Y để điều trị Trĩ ngoại thường gồm thuốc uống, thuốc bôi và dạng thuốc ngâm. Để hiệu quả cao trong điều trị, bệnh nhân thường được kết hợp tất cả các dạng dùng.

Trong đó thuốc uống thường có tác dụng bổ trung, ích khí, thăng dương cố biểu để làm phân mềm, hạn chế táo bón, tăng lưu thông máu tại búi trĩ, co tĩnh mạch búi trĩ.

Thuốc bôi và thuốc ngâm thường có tác dụng sát khuẩn, làm co tĩnh mạch búi trĩ.

Một số sản phẩm thuốc Đông Y có thể tham khảo là sản phẩm của Viện Y học cổ truyền quân đội ( Đường Kim Giang, Q Hoàng Mai, Hà Nội).

Mỡ sinh cơ – Kem bôi điều trị Trĩ

mỡ sinh cơ, mỡ bôi trĩ

Bột ngâm Trĩ

bọt ngâm trĩ

 

Bổ trung – Viên uống điều trị Trĩ

thuốc uống bổ trung viện y học cổ truyền quân đội

Điều trị Trĩ ngoại bằng phẫu thuật?

Thuốc được sử dụng với mục đích làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa Trĩ ngoại tiến triển. Do đó khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân phải can thiệp thủ thuật xâm lấn.

Các thủ thuật xâm lấn được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

– Tiêm xơ búi trĩ: Biện pháp này sử dụng dung dịch chứa phenol tan trong dầu hạnh nhân/ cồn 70% hoặc dung dịch Quinin – ure 5% tiêm vào búi trĩ nhằm thúc đẩy phản ứng xơ hóa. Tiêm xơ búi trĩ được thực hiện nhằm hạn chế hiện tượng xuất huyết và sa búi trĩ.

– Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi qua hậu môn. Sau đó đưa vòng cao su vào cổ búi trĩ và thắt chặt nhằm gây gián đoạn quá trình tuần hoàn máu. Dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và hoại tử búi trĩ sau 5 – 7 ngày.

– Áp lạnh: Áp lạnh là biện pháp gây hoại tử búi trĩ bằng cách dùng nito lỏng hóa băng búi trĩ. Sau khoảng 6 – 8 tuần, tổ chức búi trĩ bị xơ hóa, hoại tử và rụng hẳn.

Tổng hợp: Dược sĩ Thu Trang

0941 058 855