BỆNH TRĨ VÀ SA TRỰC TRÀNG KHÁC NHAU THẾ NÀO

Bệnh Trĩ và Sa trực tràng khác nhau như thể nào?

Sa trực tràng và trĩ có những biểu hiện tương đối giống nhau. Tuy nhiên đây 2 tình trạng bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Phương pháp điều trị cũng khác nhau.  Một số cách để phân biệt sa trực tràng và sa trĩ, mời các bạn cùng tham khảo:

1.Sa trực tràng, trĩ là gì?

Sa trực tràng là tình trạng mà trực tràng (phần cuối của ruột già trước khi đổ vào hậu môn) mất đi gắn kết bình thường của nó bên trong cơ thể cho phép nó chui qua lỗ hậu môn ra ngoài. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi có sức khỏe kém. Tuy không có biến chứng nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và công việc. Bên cạnh đó nếu khối sa bị mắc kẹt bên ngoài hậu môn có thể gây nghẹt và có nguy cơ bị hoại tử

Bệnh trĩ là do sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng mô bao quanh hậu môn dẫn đến hình thành búi trĩ. Tùy vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

phân biệt trĩ và sa trực tràng

2.Phân biệt sa trực tràng và trĩ

2.1 Phân biệt qua búi sa của bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng

Bệnh trĩ:

Bề mặt khối sa chính là lớp niêm mạc.

Khối sa của trĩ thường ngắn và tạo thành từ một hay nhiều búi không đều.

 

Bệnh sa trực tràng:

Khối sa là một phần hay toàn bộ trực tràng.

Khối sa dài và tròn đều theo hình tròn đồng tâm.

Khối sa này tiết nhiều dịch nhầy ẩm ướt.

2.2 Phân biệt qua hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện

Bệnh trĩ

Ngay từ giai đoạn đầu của bệnh đã có hiện tượng đi tiêu ra máu. Lượng máu chảy ra tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ban đầu, máu chảy ra thường ít, máu chỉ dính trên phân hay giấy vệ sinh và búi trĩ nhỏ nên không gây đau đớn.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, búi trĩ sưng to và máu chảy ra nhiều hơn, có thể nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia.

Bệnh sa trực tràng

Có hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện. Máu đỏ tươi, chảy ra ít và thường bị lẫn vào phân.

Ngoài dựa vào các đặc điểm của búi sa và hiện tượng chảy máu khi đi tiêu, nên dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán chính xác bệnh sa trực tràng.

 

3.Phòng ngừa bệnh Trĩ và bệnh Sa trực tràng

Phòng ngừa bệnh sa trực tràng

Uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước/ngày).

Bổ sung nhiều chất xơ như: trái cây, rau xanh, ngũ cốc…

Ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: khoai, rau mùng tơi….

Tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày, không nên rặn quá nhiều khi đại tiện

Phòng ngừa bệnh Trĩ

1/ Chế độ ăn uống:

– Nên dùng nhiều thức ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây)

– Nên uống nhiều nước ( > 2lit /ngày)

– Không nên dùng các thức ăn, thức uống có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành tỏi, bia rượu.

– Không nên dùng các thức ăn, thức uống có khả năng gây táo bón như ổi, mận, trà đậm, cà phê.

2/ Chế độ làm việc, sinh hoạt:

– Tránh ngồi lâu 1 chỗ, đứng thời gian dài.

– Tránh các công việc quá nặng nhọc, các động tác làm tăng áp lực ổ bụng.

– Không nên ngồi lâu trên bàn cầu tiêu.

– Tập thói quen đi tiêu đúng giờ giấc.

– Tập thể dục điều độ, chơi thể thao vừa sức, đi bộ.

-Phải điều trị ngay các bệnh lý làm rối loạn thải phân, bệnh lý vùng hậu môn.

4. Nguyên tắc cơ bản trong Điều trị bệnh sa trực tràng và bệnh Trĩ

Bệnh Sa trực tràng

Khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc nhuận tràng, thay đổi chế độ ăn có thể mang lại hiệu quả.

Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, chỉ có biện pháp phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm bệnh sa trực tràng. Dựa trên các nguyên lý khác nhau sẽ có nhiều phương pháp mổ khác nhau. Tuỳ theo đường mổ có hai nhóm phương pháp chính là phẫu thuật qua đường bụng và phẫu thuật theo đường tầng sinh môn. Các phẫu thuật này hỗ trợ chấm dứt tình trạng sa trực tràng tái lại và mang lại một sự cải thiện đáng kể trong chất lượng cuộc sống.

 

Bệnh Trĩ

Điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt

– Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết.

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt.

– Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.

– Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.

– Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm, hoặc thuốc thảo dược giúp cải thiện triệu chứng.

– Dùng thuốc: Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.

Nhóm thuốc Đông y hay được sử dụng tại Viện YHCT Quân đội là viện có tiếng về điều trị bệnh Trĩ là : Mỡ sinh cơ, Thuốc Bổ Trung, Bột ngâm Trĩ hay Thuốc ngâm T1.

Điều trị ngoại khoa

Tùy theo loại trĩ, phân độ trĩ bệnh nhân được chỉ định các  phương pháp ngoại khoa như: cắt bỏ, chích xơ, thắt búi trĩ ,…

 

Tổng hợp: Ths Dược Phương Dung

Mỡ sinh cơ

mớ sinh cơ - mỡ bôi trĩ

 

Bột ngâm trĩ

bọt ngâm trĩ

Bổ Trung

bổ trung

Thuốc bột ngâm T1

thuốc ngâm t1 bột ngâm trĩ viện y học cổ truyền quân đội

0941 058 855