HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ HOÀN – Viện Y học cổ truyền Quân đội
Giúp hoạt huyết, trục ứ.
Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não. Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp. Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.
Thông tin sản phẩm
Tên gọi: Huyết phủ trục ứ hoàn
Đóng gói: Hộp 10 viên hoàn mềm x 8,5 g/viên
Đơn vị sản xuất: Viện YHCT Quân đội
Số 442, Kim Giang, Đại Kim, Hà Nội
Công dụng
– Hoạt huyết, trục ứ. Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não.
– Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp.
– Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.
Chống chỉ định và lưu ý
Huyết phủ trục ứ thang chống chỉ định trong thai kỳ, đang dùng thuốc chống đông (như aspirin, clopidogrel, warfarin, heparin…).
Người có tiền căn bệnh rối loạn đông máu.
Người đang bị xuất huyết dạ dày.
Liều dùng
Ngày uống 1 viên/ lần x 2 lần/ngày. Một hộp dùng được trong 5 ngày.
Thành phần Huyết phủ trục ứ hoàn – Viện y học cổ truyền Quân đội
Công thức cho 1 viên hoàn mềm 8,5g:
Đương quy ………………………. 0,54g
Đào Nhân ………………………… 0,72g
Hồng hoa …………………………. 0,54g
Sinh địa ……………………………. 0,54g
Xích thược …………………………. 0,36g
Sài hồ ………………………………. 0,18g
Xuyên khung …………………….. 0,26g
Chỉ xác …………………………….. 0,36g
Cát cánh …………………………… 0,26g
Cam thảo ………………………….. 0,18g
Ngưu tất …………………………… 0,54g
Tá dược vừa đủ …………………. 8,5g
Sài hồ
Sài hồ Bắc là loại cây thuốc có nguồn gốc từ nước Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy được di thực vào nước ta từ khá sớm nhưng loại cây này ít tìm thấy ở nước ta và chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Cây sài hồ là loại cây bụi, phân thành nhiều nhánh nhỏ đâm ra từ gốc. Thân cây sài hồ tròn, thân non có màu xanh đậm và có một ít lông mịn, đối với thân già có màu xanh sẫm hoặc hơi tím tía, nhẵn, không lông. Bộ phận sử dụng làm thuốc là phần rễ và lá của Sài hồ. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng cho tác dụng: giảm đau, hạ sốt, an thần, chống viêm, điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan.
Xuyên khung
Xuyên khung là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong việc bào chế các bài thuốc chữa bệnh. Xuyên khung thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng, ruột bên trong rỗng và mặt ngoài có đường gân dọc nổi rõ. Vị thảo dược này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là cây thuốc này ưa đất tốt, nhiều mùn và có pha cát. Cây thích hợp trồng vào mùa xuân, thường cần khoảng 2 năm chăm sóc mới có thể thu hoạch. Bộ phận chính sử dụng làm thuốc là củ của cây xuyên khung. Đông y, vị thuốc xuyên khung có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm đau,…
Chỉ xác
Chỉ xác có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Ấn Độ – Malaysia, sau lan rộng ra nhiều nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam và cả ở Nam Trung Quốc. Chỉ xác là quả bánh tẻ của cây cam (hái lúc gần chín). Chỉ xác quả được hái khi gần chín (quả bánh tẻ), quả to nên thường phải bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ là tên cây, xác tức còn cả vỏ và xơ vì do quả được bổ đôi phơi khô nên làm ruột quả bị quắt lại. Theo Đông y, Chỉ xác có vị đắng, tính hàn, có công dụng chữa ngực trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Cát cánh
Cát canh là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 60-90cm. Cát cành có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc của Châu Á và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Bộ phận được sử dụng để làm dược liệu là rễ. Vào tháng 2 – 8 hàng năm, người ta sẽ thu hái rễ cây cát cánh, rửa sạch và sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Theo Đông y cát cánh có những tác dụng như trừ hàn nhiệt, chỉ khái, phá huyết và tiêu đờm. Ngoài ra, cát cánh chủ trị khàn tiếng do họng sưng đỏ, tắc tiếng và có kèm theo ho có đờm, phế ung. Đồng thời, trị đau họng, đau sườn, đau ngực, nôn ra mủ máu.
Cam thảo
Rễ cam thảo đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để giúp điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa. Chúng xuất hiện từ Tây Á và Nam Âu, cam thảo đã được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Dược liệu này có tên là cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ; cỏ có vị ngọt. Ngoài ra, cam thảo còn tạo hương vị cho bánh kẹo, đồ uống và cả thuốc. Trước đây tây y chỉ coi cam thảo như một vị thuốc phụ có tác dụng hỗ trợ, làm cho đơn thuốc dễ uống, trái lại đông y coi vị cam thảo có khả y năng chữa rất nhiều bệnh và dùng trong hầu hết các đơn thuốc.
Đối tượng sử dụng:
Người bị đau đầu, mất ngủ thiểu do thiếu máu lên não.
Phụ nữ bị đau bụng kinh (thống kinh).
Phụ nữ bị mất kinh lâu ngày (bế kinh).
Các trường hợp gặp các vấn đề về xương khớp.
Các trường hợp huyết áp thấp và thiếu máu.
Hướng dẫn sử dụng:
Uống 1 hoàn mềm/lần x2 lần/ngày.
Uống vào sáng và tối sau bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang
Theo Đông y, sự sống, trí lực và thể lực của con người được duy trì khoẻ mạnh là bởi khí huyết lưu thông. Nếu cơ thể không đủ số lượng máu cần thiết để cung cấp, không đủ khí lực cần thiết để bơm lượng máu ít ỏi đó nuôi dưỡng các tế bào ở xa thì không thể khỏe mạnh.
Huyết ứ ở đâu, các tổ chức của cơ thể ở đó sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ. Tế bào bị tổn thương và chết khiến ta có cảm giác đau đớn, thậm chí lâu ngày tế bào đó biến thành khối ung thư. Đặc biệt, ở não huyết ứ gây nên tình trạng thiếu máu lên não khiến đau đầu, choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, hay quên.
Y học cổ còn lưu truyền bài thuốc cổ phương “huyết phủ trục ứ thang” nổi tiếng gồm 11 dược liệu: Đương qui, Đào nhân, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Xuyên ngưu tất, Sinh đại hoàng, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung, Cam thảo với tác dụng hoạt huyết hoá ứ, hành khí chỉ thống hiệu quả trong điều trị các chứng huyết ứ trong các bệnh lý mạch máu não, thiếu ngủ, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu.
Lưu ý khi sử dụng Huyết phủ trục ứ hoàn