ĐAN SÂM TAM THẤT
Trị chứng đau thắt ngực, đau nhói vùng tim do huyết ứ, thiểu năng tuần hoàn não
Bệnh viện yhct Tp.HCM không chỉ là nơi khám chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền mà viện còn là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền y học nước nhà nói chung và nên y học cổ truyền dân tộc nói riêng.
Với sự nhiệt huyết và chú tâm nghiên cứu của các y bác sĩ, dược sĩ tại bệnh viện yhct Tp.HCM, sau nhiều năm nghiên cứu viện đã cho ra đời sản phẩm Đan sâm tam thất giúp điều trị các bệnh liên quan đến huyết. Hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm Đan sâm tâm thất trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Đan sâm tam thất
Quy cách đóng gói: 100 viên/lọ
Xuất xứ: Bệnh viên y học cổ truyền Tp.HCM
Thời gian sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
Thành phần
Mỗi viên chứa:
Cao đặc Đan sâm 100mg
Tam thất 70mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Đan sâm
Đan sâm là một cây thuốc quý, dạng cây cỏ, sống lâu năm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Thu hoạch dươc liệu vào mùa xuân hoặc mùa thu là tốt nhất, đào lấy rễ và thân rễ, rửa sạch, cẳt bỏ rễ con và thân còn sót lại, phơi hoặc sấy khô. Có 2 cách bào chế Đan sâm là:
- Đan sâm khô: loại bỏ tạp chất và thân sót lại. Sau đó rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.
- Tửu đan sâm (chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu. Sua đó đem sao nhỏ lửa đến khi khô rồi lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg Đan sâm thì dùng với 1 lít rượu.
Ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu, Đan sâm đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu, bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu và đột quỵ. Ngoài ra, Đan sâm còn có nhiều tác dụng dược lý khác đã được nghiên cứu như: chống thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu máu não, chống huyết khối, chống lại bệnh Alzeimer và Paskinson, giảm đau kiểu thần kinh, chống viêm, chống oxy hoá.
Tam thất
Tam thất được nhiều người xem như là nhân sâm của Việt Nam bởi đặc tính với nhiều công dụng rất diệu kỳ. Loại dược liệu này đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát, mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Bộ phận thường được dùng để làm thuốc là rễ của cây tam thất, rễ càng to càng có giá trị. Sau khi đào rễ cây tam thất về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, sau đó phân ra các phần rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.
Hiện nay có 2 loại Tam thất chủ yếu là tam thất bắc và tam thất nam với nhiều công dụng khác nhau. Nhưng Tam thất bắc là được dùng phổ biến hơn.
Theo y học cổ truyền, củ Tam thất bắc có vị đắng, ngọt, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, giảm đau. Tam thất được sử dụng theo nhiều cách chế biến để đem lại hiệu quả tốt nhất. Có 3 dạng sử dụng phổ biến nhất là: dùng trực tiếp, dùng sống và dùng chín.
Theo Tây y, củ tam thất bắc được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú như tăng cường sức khỏe, chống trầm cảm, tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là u xơ tử cung.
Công dụng của Đan sâm tam thất
Trị chứng đau thắt ngực, đau nhói vùng tim do huyết ứ, thiểu năng mạch vành, thiểu năng tuần hoàn não, suy giãn tĩnh mạch, chóng mặt, khí huyết ứ trệ
Cách sử dụng sản phẩm
Người lớn: Uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 viên
Trẻ em 14 tuổi: Theo hướng dẫn của các bác sĩ và chuyên gia có chuyên môn
Có thể dùng ngậm hoặc uống với nước ấm
Uống sau khi ăn 30 phút
Chống chỉ định của Đan sâm tam thất
Phụ nữ mang thai không nên dùng
Không dùng cho người sốt cao, chảy máu, sốt xuất huyết