THUỐC NGÂM CHÂN
Tốt cho người bị viêm gân gót, viêm gan bàn chân, gai gót chân, viêm khớp
Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh được xem là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền ở khu vực miền Nam và là tuyến cuối về Y học cổ truyền của các tỉnh thành phía Nam của nước ta. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, viện đã kế thừa, phát huy nền y học cổ truyền của dân tộc. Đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị hiện đại trong điều trị và phòng ngừa bệnh.
Sản phẩm Thuốc ngâm chân của viện YHCT Tp.HCM là thành quả nghiên cứu và điều trị thực tế của các tiến sĩ, bác sĩ hàng đầu của viện giúp điều trị các bệnh về xương khớp và giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Thuốc ngâm chân
Đóng gói: 90ml cao lỏng/gói
Xuất xứ: Viên y học cổ truyền Tp.HCM
Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
Thành phần
Thiên niên kiện 10g
Quế nhục 5g
Ngải cứu, Cốt tóa bổ vừa đủ 90 ml
Lá lốt 15g
Ngưu tất nam 10g
Thiên niên kiện
Thiên niên kiện là một vị thuốc quý trị bệnh xương khớp trong Đông Y. Đây là cây sống lâu năm, thân rễ mập, mọc hoang rất nhiều ờ các miền rừng núi của nước ta. Loài cây này ưa những nơi ẩm ướt, cạnh suối hay dọc theo suối và có thể khai thác quanh năm. Từ rễ của cây, người ta đã chiết xuất được rất nhiều hợp chất sesquiterpenoid. Ngoài ra, mùi thơm tinh dầu rễ được đặc trưng bởi các hợp chất thơm. Có hàm lượng khá cao, trong đó benzyl benzoat là chất thơm chính chiếm 11,4%. Đây là vị thuốc dùng chữa bệnh đau khớp, tay chân. Và các khớp xương nhức mỏi hoặc tê bại, rất tốt cho người cao tuổi, già yếu.
Quế nhục
Quế nhục là bộ phận vỏ thân của cây quế khi được tách ra. Vỏ quế một khi được cạo bỏ phần biểu bì thì gọi là nhục Quế tâm. Loại dược liệu này được trồng phổ biến ở rất nhiều tỉnh như Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quãng Nam, Quãng Ngãi,…
Vỏ thân, cành được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau đó ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Ngoài ra có thể cất lấy tinh dầu. Quế nhục có vị cay, ngọt và tính nóng, quy vào kinh thận, tỳ, tâm và can. Có tác dụng làm ấm dạ dày, trừ lạnh, bổ trung ích khí, hoạt huyết thư cân, giải biểu thông mạch, sát khuẩn giảm đau.
Ngải cứu
Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới tới cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Âu, châu Á, Bắc Phi.
Nó du nhập vào Alaska, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Phi. Trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn. Ngải cứu thường được dùng làm món ăn hàng ngày và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm, xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ truyền dân gian. Đây là loại thảo dược dễ kiếm và được cho là có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng,… Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn.
Ngưu tất
Ngưu tất có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume và thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ngưu tất là loài cây ưa sáng, ưa ẩm, cây ra hoa quả nhiều hằng năm tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nên có thể trồng được cả ở trung du, miền núi và đồng bằng.
Bộ phận được dùng làm thuốc của Ngưu tất là rễ. Theo y học cổ truyền, Ngưu tất có tính ôn và có vị đắng xen lẫn vị chua, Quy vào hai kinh Can, Thận. Ngưu tất có những tác dụng như hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, kích thích tiểu tiện, bổ can thận.
Ngoài ra, Ngưu tất còn là một thành phần trong một số bài thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con, bí tiểu, bế kinh, đau bụng kinh, phong hàn tê thấp, đau lưng, mỏi gối…
Lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper sarmentosum. là một loại cây thuộc loại cây mềm, sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát có ánh nắng trực tiếp. Lá lốt rất dễ sinh trưởng mạnh mẽ ở những nơi ẩm ướt, dọc bờ nước. Lá lốt thường được sử dụng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như: các món canh, nướng, xào, rán,… Ngoài là thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Theo y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay và tính ấm. Có tác dụng chữa đau răng, say nắng, giải độc.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị viêm gân gót, viêm gan bàn chân, gai gót chân, viêm khớp.
Trị lạnh chân, lạnh trong người. Rối loạn giấc ngủ.
Cách sử dụng của sản phẩm
Liều dùng: ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 2 gói
Cách dùng: Đổ dịch thuốc ngâm vào chậu, thêm khoảng nửa lít nước nóng, khuấy đều, thêm nước cho vừa ấm. Ngâm từ từ chân (hoặc tay) vào hỗn hợp. Sau 5 phút thêm khoảng nửa lít nước ấm vào cho phù hợp. Ngâm trong vòng 20 phút
Chống chỉ định của Thuốc ngâm chân
Không dùng Thuốc ngâm chân cho những trường hợp sau:
- Bệnh lý ngoài da tổn thương, lở loét.
- Các chấn thương chân như gãy xương.
- Bệnh nhân bị suy van tĩnh mạch chi dưới.