Đại tần giao yhct HCM
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: ĐẠI TẦN GIAO.
Đóng gói: 1 lọ – 100 viên.
Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM.
Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần
Cao đặc quy về khan 188,1 mg tương ứng với:
Tần giao 79,2 mg | Bạch truật 39,6 mg |
Phục linh 39,6 mg | Cam thảo 39,6 mg |
Hoàng cầm 39,6 mg | Sinh địa 39,6 mg |
Thục địa 39,6 mg | Tế tân 19,8 mg |
Đương quy 39,6 mg |
Bột dược liệu 316,8 mg tương ứng với:
Thạch cao 79,2 mg | Xuyên khung 39,6 mg |
Khương hoạt 39,6 mg | Bạch thược 39,6 mg |
Bạch chỉ 39,6 mg | Phòng phong 39,6 mg |
Độc hoạt 39,6 mg | |
Tá dược vừa đủ 1 viên |
Tần gao
Tần giao (hay Tần cửu, Tần qua) có tên khoa học là Radix Gentianae Qinjiao, là một loài cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành của Trung Quốc và thường mọc ở bụi hoang, bãi đất trống ở một số tỉnh thành của nước ta. Bộ phận được sử dùng để làm thuốc của cây Tần giao là rễ, ỏ than và lá. Theo y học cổ truyền, Tần giao có vị hăng, đắng và hơi lạnh, được quy vào 3 kinh điển là năng, vị, bang. Tần giao có công dụng khu phong, trừ thấp, tán huyết ứ, tiêu sưng, giúp làm giảm đau, trị thấp khớp, mụn nhọt và tiêu chảy. Theo y học hiện đại, Tần giao có công dụng viêm rất rõ rệt. Ngoài ra, loại dược liệu này còn giúp giảm đau, hạ sốt, an thần, tăng đường huyết, hạ huyết áp và ổn định nhịp tim.
Thục địa
Thục địa có tên khoa học là Radix Rehmanniae glutinosae praeparata. Là rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng. Câu này thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Theo Y học cổ truyền: Thục địa có công dụng bổ máu, bổ thận và bổ tinh; Thận hư yếu, thắt lưng đầu gối mỏi, đau nhức trong xương, đổ mồ hôi trộm, di tinh, thiếu máu, đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, rong kinh, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón. Còn theo Y học hiện đại: các thí nghiệm dược lý đã cho thấy Thục địa có thể ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh và loãng xương do tuổi già; Làm tăng hoạt tính chống viêm trong các đại thực bào đã được kích hoạt. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Thục địa còn có tác dụng giúp làm hạ huyết áp.
Cam thảo
Cam thảo có vị gọt, là loại dược liệu rất phổ biến trong cả Đông Y lẫn Tây Y và là thành phần của một số loại thức uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cam thảo có tác dụng chống viêm loét dạ dày, giảm mỡ trong máu, tăng cường sức khỏe bảo vệ gan, ức chế khả năng phát triển của những tế bào ung thư và giúp thanh nhiệt giải độc. Ngoài được dùng để làm thuốc điều trị một số bệnh thì Cam thảo còn được dùng như một loại trà được rất nhiều người yêu thích và quen thuộc, nhất là vào những ngày hè oi ả. Mặc dù cam thảo rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu như dùng quá nhiều thì nó sẽ gây ra một số bệnh như tăng huyết áp, rối loại nhịp tim, rối loạn cơ.
Phục linh
Nấm Phục linh (hay còn được gọi với các tên khác như Bạch phục linh, Bạch linh, Phục thần) thuộc họ Nấm lỗ và có tên khoa học là Polyporaceae. Toàn bộ cây nấm Phục linh đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo y học cổ truyền, Phục linh có công dụng lợi tiểu, trị phù thũng; Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, tiểu rắt); Chữa tiêu hóa kém, hay đầy bụng, bí tiểu, ho có đờm, tiêu chảy; Trị mất ngủ, yếu tim, hoảng sợ, hay hồi hộp. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Phục linh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp hạ đường huyết và giảm nguy cơ loét bao tử, tăng cường miễn dịch, có khả năng kháng tế bào ung thư, lợi tiểu và an thần, ức chế trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn đại tràng, xoắn khuẩn và cả tụ cầu vàng.
Tế tân
Cây Tế tân (hay tiểu tân, độc diệp thảo, kim bồn thảo hoặc thiểu tân) có tên khoa học là Asarum sieboldii và thuộc họ mộc hương (Aristolochiaceae). Tế tân là một loài cây nhỏ, rễ mảnh, ưa sinh trưởng ở những nơi râm mát, ẩm ướt và có nhiều giun mùn; phân bố nhiều ở Trung Quốc. Theo Y Học Cổ Truyền, Tế tân có vị cay, tính ấm, có công dụng khu phong, tán hàn, giảm đau, thông khiếu, ôn phế và hóa đàm ẩm. Tế tân là nguyên liệu quan trọng trong các bài thuốc chữa một số bệnh như: đau răng, hôi miệng, cảm lạnh, đau đầu, đau những các khớp,… Theo y học hiện đại, trong thành phần hoá học của Tế tân có chứa nhiều pinen, hợp chất phenola, axit hữu cơ, nhựa,… thực nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có tác dụng hạ nhiệt, kháng khuẩn và giảm đau.
Công dụng
Điều trị trúng phong kinh lạc, bán than bất toạ, liệt mặt, đau nhức mình mẩy, xương khớp.
Cách sử dụng Đại tần giao
Người lớn: Ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3-5 viên.
Trẻ em ≥ 6 tuổi: Ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 2-3 viên.
Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia có chuyên môn.
Cách bảo quản Đại tần giao
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ không quá 30 độ C.
Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.