Tinh dầu ngải Sapa
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Tinh dầu ngải Sapa.
Đóng gói: Lọ 300ml.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Thành phần của Tinh dầu ngải Sapa
Tinh dầu ngải Sapa được chiết xuất từ: cây ngải cứu tự nhiên và thân cây lá lốt, cùng 8 loại cây thảo dược xương khớp người dao đỏ mọc ở Sa Pa ở độ cao 2.000m.
Ngải cứu
Còn được gọi là: thuốc cứu, ngải diệp, cây thuốc cao, thuộc họ Cúc và là một loại rau ăn được. Trong cây ngải cứu có khoảng 0,2 – 0,34% hàm lượng tinh dầu và một số thành phần tốt cho sức khỏe như: amino acid, flavonoid, adenin, cholin… Trong Y học cổ truyền, cây ngải cứu có tác dụng: điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, đau đầu, chóng mặt, uể oải, … nên được xem như một vị thuốc hiệu quả, an toàn nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.
Ngải cứu có tính ấm, trấn ho, khử đàm, giải cảm phong hàn nên rất thích hợp cho việc trị các bệnh cảm mạo thông thường như: ho, cảm sốt, nhức đầu… dùng cho phụ nữ có chu kỳ bất thường, kinh nguyệt không đều, rong kinh… Giúp máu lưu thông dùng cho người thường xuyên bị choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ. Phục hồi sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, mới sinh xong hoặc mới ốm dậy. Đối với các vết thương ngoài da, đắp ngải cứu lên da sẽ giúp cầm máu, nhanh chóng làm dịu làm cơn đau, hỗ trợ vết thương nhanh lành.
Lá lốt
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống), chỉ thống (giảm đau), yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…
Được dùng để điều trị các chứng phong, hàn, thấp và tê bại chân tay, các chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, trị đau bụng, bệnh tổ đỉa ở bàn tay, giảm sưng do viêm khớp, chân tay ra nhiều mồ hôi, trị mụn nhọt, điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ, viêm tinh hoàn ở nam giới, chữa phù do suy thận, điều trị viêm xoang, giải cảm, trị vết thương do rắn cắn.
Tinh dầu ngải Sapa đem lại những công dụng gì?
Hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức, sưng phù do viêm xương khớp, bong gân, đau cơ, khớp, đau đầu, nhức vai, đau lưng, và chấn thương do vận động hay chơi thể thao gây ra.
Giảm tê buốt chân tay do bị chèn ép dây thần kinh như cột sống ở cổ, vai, lưng.
Giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá.
Hướng dẫn sử dụng Tinh dầu ngải Sapa
Dùng một lượng vừa đủ xoa lên các khớp vai, gáy, lưng và các vùng bị đau sẽ làm dịu cơn đau cơ xương khớp, sưng phù nề, mỏi cổ, vai, gáy, cánh tay, cổ tay, đau lưng, đau dây thần kinh mãn tính, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hay bị tê tay chân, rối loạn cảm giác.
Có thể pha vào nước để tắm hoặc ngâm chân rất tốt, sẽ hiệu quả nhanh hơn khi kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt.
Mỗi lần dùng xoa 2 – 3 lượt, ngày dùng từ 2 – 3 lần hoặc nhiều hơn tùy theo tính chất và mức độ đau.
Nên dùng liên tục từ 5 – 7 ngày trở nên và có thể kéo dài.
Đối tượng sử dụng Tinh dầu ngải Sapa bao gồm:
Bệnh nhân viêm khớp, tê bì chân tay, đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, rối loạn cảm giác.
Người bị đau lưng, chấn thương do vận động hay chơi thể thao.
Người bị áp lực, căng thẳng, stress.
Người có chức năng tiêu hóa kém.
Ưu điểm của Tinh dầu ngải Sapa là gì?
Tinh dầu ngải diệp Sapa là bài thuốc cổ truyền của người Dao đỏ. Có thành phần hoàn toàn là dược liệu nên rất an toàn, không có tác dụng phụ.
Thể tích chai lớn sẽ tiết kiệm được chi phí cho người bệnh.
Giá cả hợp lý, phù hợp với người bệnh.
Lưu ý khi sử dụng Tinh dầu ngải Sapa
Là dạng thuốc để dùng ngoài, không được uống.
Không nên ăn thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ, trứng, sữa, hải sản… có thể kích thích quá trình viêm tại khớp, từ đó làm khớp dễ sưng và tăng cảm giác đau nhức. Nguyên nhân xuất phát từ việc thành phần quá giàu chất đạm đã thúc đẩy giải phóng ra Prostaglandin hay các Cytokine, từ đó gây nên phản ứng viêm tại các khớp.
những thực phẩm cần hạn chế
Hạn chế thực phẩm giàu tinh bột hay hàm lượng gluten cao như lúa mạch, lúa mì, bột sắn, bánh mì… có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Không nên ăn đường và carbohydrate tinh chế. Bởi chúng là yếu tố góp phần làm suy yếu hệ miễn dịch, đồng thời còn kích thích tạo ra các chất tiền viêm (hay còn gọi là cytokine). Các yếu tố trên sẽ kích thích các cơn đau nhức khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, đường có thể khiến người bệnh tăng cân, từ đó làm tăng áp lực của cơ thể lên hệ thống cơ xương khớp. Việc cân nặng quá mức lâu dài có thể gây đau nhức và biến dạng sụn khớp.
Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ hay chế biến sẵn vì có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là chất béo bão hòa, từ đó gây gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu làm cho bệnh viêm khớp nặng hơn, cảm giác đau đớn các khớp kéo dài, thậm chí tăng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
những đồ uống cần hạn chế
Không nên uống nước ngọt, rượu bia, chất kích thích. Nước ngọt có ga chứa hàm lượng cao chất aspartame. Đây là một chất có thể kích thích phản ứng viêm, đặc biệt là ở người bệnh viêm khớp dạng thấp. Rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá… có chứa rất nhiều yếu tố gây hại cho sức khỏe, làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ suy nhược cơ thể và tăng khả năng tái phát và mức độ các cơn đau nhức khớp.